Những Khuyến Cáo Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Covid-19

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn Covid-19. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện ‘hàng rào phòng thủ’ để bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, kháng thể, da, màng nhầy và niêm mạc dạ dày.

Chế độ ăn uống tốt phải đảm bảo mức năng lượng hợp lý với sự cân bằng và đầy đủ của các nhóm chất như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn, chất xơ và nước.

NGUYÊN TẮC CHUNG

  • Ăn đủ 3 bữa chính, bổ sung dinh dưỡng cho các bữa phụ nếu ăn uống kém (như sữa dinh dưỡng năng lượng cao, sữa đậu nành, sữa hạt, sữa chua, sinh tố trái cây, bánh ngọt, v.v) nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn đa dạng các loại thức phẩm khác nhau có màu sắc khác nhau.
  • Uống đủ nước (từ 2 – 2,5 lít/ngày), uống từ từ, từng ngụm nhỏ, kể cả khi không khát, không nên uống nước ngọt mà thay vào đó là nước ép trái cây tươi giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng nếu bệnh nhân có bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol xấu, bệnh gan hoặc thận.
Chất dinh dưỡngLợi íchNguồn thực phẩm
Chất đạmChất đạm không thể thiếu để cấu tạo tế bào miễn dịch và kháng thể, tham gia vào các phản ứng miễn dịch của cơ thể.Tất cả các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, tối) đều cần chất đạm.

Ăn phối hợp các loại thực phẩm giàu đạm động vật (như cá, gà, bò, trứng, sữa, v.v.) với đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ, v.v.)

Vitamin A và Beta-caroteneDuy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.Gan động vật, lòng đỏ trứng.

Sữa, phô mai.

Đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cam, xoài, bông cải xanh, cải bó xôi, v.v.

Vitamin nhóm B

(B1, B6, folate, B12, v.v.)

Giúp cơ thể chuyển thức ăn thành năng lượng (trao đổi chất), tạo ra các tế bào máu mới, và duy trì các tế bào da, tế bào não và các mô khỏe mạnh trong cơ thể.Thịt nội tạng (như gan và thận), trứng, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu dinh dưỡng, các loại đậu, đậu Hà Lan

Sữa, phô mai.

Vitamin CTăng cường hệ miễn dịch, chống lại các chất oxy hóa.

 

Trái cây và rau tươi như cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, bông cải, củ cải, cải bó xôi, ớt chuông, v.v.
Vitamin DHỗ trợ hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh

 

Da cần tiếp xúc với ánh nắng từ 15-30 phút mỗi ngày.

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá và thực phẩm bổ sung vitamin D (sữa, ngũ cốc), v.v.

Vitamin EThúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.

 

Các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm, cải bó xôi, v.v.
SelenChất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.Gạo lứt, gạo nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển, v.v.
Sắt và kẽmGiúp duy trì hệ miễn dịch hoạt động bình thường.

 

Thịt gia cầm (gà, v.v.), động vật có vỏ và hải sản như hàu, cua, v.v.

Gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu chất sắt dễ hấp thu.

Omega 3Kháng viêm và cải thiện hệ miễn dịch.Dầu cá, dầu gan cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, một số loại hạt, v.v.
FlavonoidsTăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thểCác loại gia vị như húng quế, tía tô, bông cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá xanh v.v.
Vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (Probiotics)Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.Các loại sữa chua, một số loại phô mai, đậu nành lên men (miso, natto), v.v.
Beta-glucanĐiều hòa miễn dịchMen, cám yến mạch, lúa mạch, lúa mì, tảo và một số loài nấm linh chi, nấm v.v.

 

Để có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tốt, ngoài việc ăn uống đúng cách thì cũng cần một chế độ tập luyện hợp lý. Bệnh nhân có thể tập thể dục thường xuyên tùy theo tình trạng sức khỏe của mình, ngay cả khi ở nhà. Cần duy trì lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc lá, có tinh thần lạc quan.

Đối với bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng mất khứu giác, vị giác, chán ăn, hoặc bệnh nhân có bệnh mãn tính thì cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng. Lúc này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên viên tiết chế để được hướng dẫn chế độ bổ sung cụ thể, chỉ định thực phẩm thay thế, thực phẩm bổ sung hoặc cung cấp chất dinh dưỡng bằng phương pháp phù hợp hơn. Điều này giúp bệnh nhân khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch để vượt qua bệnh tật.

NHỮNG KHUYẾN CÁO DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”

“Hậu Covid” là tình trạng các ảnh hưởng của Covid-19 kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi khởi phát bệnh.

Hướng dẫn ăn uống khi gặp tình trạng khó thở 

Khi khó thở, bệnh nhân có thể ăn uống rất khó khăn, vì vậy hãy cố gắng:

  • Ăn thực phẩm giàu chất đạm và năng lượng với khẩu phần nhỏ hơn và thường xuyên hơn trong ngày;
  • Chọn thức ăn mềm và có nước, giúp dễ nhai và nuốt;
  • Thưởng thức bữa ăn theo tốc độ của mình. 

Hướng dẫn xử trí tình trạng khô miệng 

Việc sử dụng máy phun khí dung, ống hít và liệu pháp oxy đều có thể gây khô miệng. Điều này làm bệnh nhân khó nhai và nuốt thức ăn, và đôi khi làm thay đổi vị giác.

  • Uống 6 đến 8 cốc chất lỏng mỗi ngày (bao gồm chất lỏng bổ dưỡng như sữa hoặc nước ép).
  • Thêm nước sốt như nước sốt thịt, sốt mayonnaise, kem trộn salad, và sốt phô mai vào thức ăn, và nên chọn các món có nước như món hầm.
  • Ngậm kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để giúp tiết nước bọt.
  • Rửa và súc miệng bằng nước sau khi sử dụng ống hít để giữ miệng luôn thơm mát.

Nếu bệnh nhân bị khó nuốt, ho thường xuyên trong bữa ăn, hoặc thay đổi giọng nói, hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến gặp chuyên viên trị liệu ngôn ngữ để được kiểm tra chức năng nuốt và hướng dẫn thêm. 

Hướng dẫn xử trí khi thay đổi vị giác và khứu giác 

Thay đổi vị giác và khứu giác là các triệu chứng thường gặp của Hậu Covid-19 có thể làm cho bệnh nhân giảm hứng thú với việc ăn uống:

  • Thử dùng các loại thảo mộc, gia vị, tiêu, tương ớt và dưa chua khi nấu ăn;
  • Nếu không thích vị mạnh của thức ăn nóng, hãy thay thế bằng thức ăn nguội;
  • Nếu không thích một món ăn nào đó, hãy thử lại thường xuyên vì khẩu vị có thể thay đổi liên tục. 

Hướng dẫn để bệnh nhân ăn tốt nhất có thể 

Bệnh nhân sẽ khó cảm thấy ngon miệng khi chán ăn, hãy thử một số gợi ý dưới đây:

  • Ăn nhiều hơn món ăn mà bệnh nhân yêu thích vào các thời điểm thèm ăn trong ngày;
  • Ăn các bữa nhỏ với thức ăn nhẹ và đồ uống bổ dưỡng (như sinh tố, súp, nước ép trái cây, sữa lắc hoặc sô-cô-la nóng) giữa các bữa ăn chính;
  • Tránh uống nước trước hoặc trong bữa ăn, vì chất lỏng có thể làm no bụng;
  • Thêm các thành phần như kem, phô mai, bơ, dầu ô liu, phô mai kem, sữa bột, và hạnh nhân xay nhuyễn vào thức ăn như súp, món hầm, cà ri, trứng khuấy, rau, khoai tây;
  • Thêm mật ong, xi-rô và mứt vào cháo, bánh pudding sữa, bánh mì, bánh mì nướng, hoặc bánh uống trà;
  • Để làm cho sữa thông thường trở nên bổ dưỡng hơn, khuấy thêm 2-4 muỗng sữa bột tách béo vào nửa lít sữa;
  • Nếu bệnh nhân thường dùng thức ăn và đồ uống ‘ăn kiêng’ ít béo và ít đường, hãy chuyển sang những loại không kiêng (như sữa nguyên kem) và ăn vài món giữa các bữa ăn chính hoặc ăn bữa nhẹ, như miếng bánh ngọt, sô-cô-la, một ít hạt, hoặc bánh quy.

Để phục hồi các triệu chứng “Hậu Covid”, bệnh nhân cũng phải bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một số loại vitamin (A, B6, B12, C, folate và E) và các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, selen và sắt) đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch. Các chất này sẽ được bổ sung tối đa thông qua một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm:

  • Sữa và phô mai – nguồn cung cấp vitamin A và B12
  • Cá và cá béo – nguồn cung cấp vitamin A, B6, B12 và Selen
  • Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi và bông cải xanh – nguồn cung cấp vitamin A, B6, folate và sắt
  • Quả hạch và các loại hạt – nguồn cung cấp vitamin E, đồng và sắt
  • Thịt – nguồn cung cấp kẽm, sắt, selen, vitamin B6 và B12
  • Trái cây – nguồn cung cấp vitamin A và C.

Vitamin D cũng đóng một vai trò trong hệ miễn dịch và khi nồng độ vitamin D thấp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh đường hô hấp.

CHẾ ĐỘ ĂN ÍT HISTAMINE

Chế độ ăn ít histamine được quan tâm trong trường hợp Hậu Covid. Hội chứng kích hoạt tế bào mast được xem là có liên quan đến tình trạng Hậu Covid, khi các tế bào mast giải phóng histamine, một chất hóa học có thể gây phản ứng viêm. Do histamine có trong một số loại thực phẩm nên chế độ ăn ít histamine sẽ có lợi trong việc điều trị Hậu Covid.

Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm giàu histamine:

  • Thịt đã xử lý và ủ khô (như thịt muối, thịt xông khói…)
  • Cá béo và động vật có vỏ
  • Các sản phẩm sữa lên men bao gồm phô mai lên men, sữa chua và nấm sữa (Kefir)
  • Trứng
  • Dăm bông gà và gà tây cắt lát
  • Một số trái cây và rau, gia vị, các loại hạt và thực phẩm lên men.

Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết vào thời điểm hiện tại, hiện chưa có bằng chứng trực tiếp nào để chứng minh. Hơn nữa, chế độ ăn ít histamine rất hạn chế, nó không thích hợp cho tất cả bệnh nhân và chỉ nên thử nghiệm trong một thời gian nhất định dưới sự giám sát và hỗ trợ chặt chẽ của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống (ONS) nên được sử dụng bất cứ khi nào có thể để đáp ứng nhu cầu về calo của bệnh nhân, khi chế độ ăn uống bình thường không đủ để đạt được mục tiêu dinh dưỡng. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nên cung cấp ít nhất 400 kcal/ngày, trong đó ít nhất 30g chất đạm/ngày và nên được duy trì trong ít nhất một tháng. Hiệu quả và lợi ích của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng sẽ được đánh giá lại mỗi tháng một lần.

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện FV có thể tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, thiết kế thực đơn riêng biệt cho từng bệnh nhân để bệnh nhân có thể chuẩn bị và nấu nướng tại nhà, tư vấn các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và ngay cả cung cấp các bữa ăn theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng do Nhà bếp FV thực hiện để giao tận nhà cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể đặt hẹn với bác sĩ Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế của Bệnh viện FV qua số điện thoại (028) 54 11 33 33, số máy nhánh 1419.

Zalo
Facebook messenger