Làm Thế Nào Để Đa Dạng Hóa Chế Độ Ăn Cho Trẻ

Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cũng tăng lên. Nếu chỉ bú sữa mẹ thì không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy trẻ cần được cung cấp thực phẩm bổ sung. Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, tức là chuyển từ chế độ chỉ ăn sữa sang chế độ ăn đa dạng.

Việc lựa chọn loại thực phẩm và thời điểm ăn bổ sung cho trẻ là rất quan trọng. Ăn bổ sung không chỉ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng với sự cân bằng và đầy đủ của các nhóm chất như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất, chất xơ, và nước. Ăn bổ sung còn giúp trẻ làm quen với mùi vị của nhiều loại thức ăn và tăng cường chức năng nhai nuốt, cải thiện kỹ năng vận động thông qua việc cầm nắm thức ăn.

Trẻ trên sáu tháng tuổi có hệ tiêu hóa đủ trưởng thành để tiêu hóa tinh bột, chất đạm và chất béo có trong thức ăn. Hệ thần kinh và cơ lưỡi của trẻ đã phát triển đủ để sẵn sàng khám phá các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

NGUYÊN TẮC CHUNG

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
  • Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ vừa tròn sáu tháng tuổi (180 ngày), đồng thời tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
  • Khi ăn bổ sung, cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng theo tỷ lệ của các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất phù hợp với lứa tuổi.
  • Cho trẻ ăn từ đơn giản đến đa dạng. Giới thiệu từng món ăn mới cho trẻ trong 3 đến 5 ngày, theo dõi các phản ứng dị ứng (nếu có). Khi trẻ đã quen với món ăn đó, tiếp tục giới thiệu món ăn khác.
  • Bắt đầu cho ăn bổ sung từ thực phẩm xay nhuyễn, nghiền, bằm nhỏ, rồi đến thực phẩm thô.
  • Ăn bổ sung với lượng tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt rồi tăng dần đến đặc.
  • Tăng dần số bữa ăn bổ sung theo độ tuổi của trẻ.
  • Trẻ cần ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn để giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm; Tăng lượng rau củ và trái cây để cung cấp nhiều chất xơ và vitamin.
  • Đảm bảo cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D, folate.
  • Không nên cho trẻ ăn chay ở độ tuổi ăn dặm.
  • Dụng cụ đựng thức ăn (chén, ly, thìa) cho trẻ phải được rửa sạch. Rửa tay cho trẻ trước khi ăn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu trẻ có các vấn đề như suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng, kém hấp thu, v.v.

CHẤT DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA TRẺ

Chất dinh dưỡngVai tròThực phẩm
Chất đạmTham gia xây dựng cấu trúc và tái tạo mô cơ thể

Tham gia vào các phản ứng miễn dịch và là thành phần của tế bào miễn dịch

Chất đạm từ thực vật: các loại đậu, đậu hũ, nấm

Chất đạm từ động vật: cá, gà, thịt, trứng, sữa

Fat

Chất béo

Tham gia xây dựng cấu trúc của tế bào thần kinh

Giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K)

Tăng mật độ năng lượng của thực phẩm, giúp món ăn ngon hơn

Duy trì nhiệt độ cơ thể

Dầu thực vật (dầu óc chó, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt nho, dầu ô liu, bơ thực vật (không muối)
Bột đườngNguồn năng lượng chính cho cơ thể

Tham gia vào quá trình hình thành các tế bào và mô cơ thể

Gạo, khoai tây, khoai lang, bắp, mì, bún, phở, mì Ý, v.v.
SắtTạo tế bào hồng cầu

Giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ miễn dịch

Thịt bò, thịt heo, gan, thịt gia cầm, cá, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng)

Động vật có vỏ và hải sản: hàu, trai, v.v.

KẽmGiúp duy trì hoạt động bình thường của hệ miễn dịch

Thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể

Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ

Cá, thịt gà, thịt bò, thịt heo, gan, trứng, đậu lăng, sữa, phô mai

Động vật có vỏ và hải sản: hàu, cua, sò, v.v.

CanxiHình thành xương và răng (kích thước và độ cứng)

Tham gia xây dựng cấu trúc và hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh

Sữa, phô mai và sữa chua
Vitamin ADuy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.Gan, lòng đỏ trứng

Sữa, phô mai

Trái cây và rau củ có màu đỏ và cam: cam, quýt, đu đủ, xoài, cà chua, cà rốt, bí đỏ, v.v.); rau có màu xanh đậm (cải bó xôi, bông cải xanh, v.v.)

Vitamin CTăng cường hệ miễn dịch của trẻTrái cây và rau củ tươi như cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, bông cải xanh, củ cải, cải bó xôi, ớt chuông, v.v.
Vitamin DHỗ trợ việc hấp thu và sử dụng canxi, xây dựng xương và răng cho trẻ

Hỗ trợ hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh

Thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá và thực phẩm tăng cường vitamin D (sữa, ngũ cốc), v.v.
FolateTham gia vào sự phát triển và phân chia tế bào trong cơ thểGan động vật

Nước ép cam, dâu tây, lê, dưa hấu, cải xoăn, cải bó xôi, rau lá xanh, măng tây

SỐ BỮA ĂN BỔ SUNG THEO ĐỘ TUỔI

Số tháng tuổiSố bữa ăn/ngàyChế biến
0 – 6 thángBú sữa mẹ hoàn toàn
6 – 8 tháng2 bữa chính

Bú sữa mẹ theo nhu cầu

Tất cả tinh bột, chất đạm, rau và trái cây phải được xay nhuyễn, mịn (từ lỏng đến đặc)
9-12 tháng3 bữa chính

Bú sữa mẹ theo nhu cầu

Nạo, băm hoặc nghiền bằng nĩa
12 tháng3 bữa chính

1-2 bữa ăn nhẹ

Bú sữa mẹ theo nhu cầu

Thức ăn được cắt thành từng miếng nhỏ và nấu rất mềm
23 tháng3 bữa chính

2-3 bữa ăn nhẹ

Thức ăn được cắt thành từng miếng nhỏ và nấu mềm

HƯỚNG DẪN VỀ THỜI ĐIỂM LỰA CHỌN VÀ ĐA DẠNG HÓA THỰC PHẨM

Thực phẩmTuổi
0 – 6 tháng6 tháng9 tháng1-2 tuổi2- 3 tuổi
Sữa mẹBú sữa mẹ hoàn toànxxx
Sữa công thứcxxxx
Sữa tươixx
Sữa chuaxxxx
Phô mai

(tươi, mềm, không mốc)

xx
Váng sữax

(hạn chế)

Tinh bộtCơm trắng, khoai tâyYến mạch, mì, búnBánh mì, mì Ý, bắp, khoai lang, xôiNgũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì nâu, v.v.)

Các loại đậu (đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành, đậu lăng, v.v.)

Chất đạmCá đồng, thịt nạc (thịt gà, thịt bò, thịt heo), lòng đỏ trứngLòng trắng trứng (từ 7 tháng trở lên)Hải sản (hạn chế)Thịt nguội (giăm bông, xúc xích, pate v.v.), nội tạng (gan, thận, ruột, v.v.) (hạn chế)
Chất béoDầu thực vật (dầu óc chó, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt nho, dầu ô liu), (không muối) 

Dầu thực vật (dầu óc chó, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt nho, dầu ô liu), (không muối)

Dầu thực vật (dầu óc chó, dầu hạt cải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt nho, dầu ô liu), (không muối)Chất béo khác (hạn chế)
Rau củRau (cải dún, cải bó xôi, xà lách, v.v.), củ (bí đỏ, cà rốt, bí ngòi)Rau (cải dún, cải bó xôi, xà lách, v.v.), củ (bí đỏ, cà rốt, bí ngòi)Tất cả các loại rau củ khác (nấu chín)Rau sống mềm
Trái câyTáo, lê, chuối nghiền (gọt vỏ và nấu chín)Trái cây ngọt, mềm, không hạt, thái hạt lựu như bơ, đào, xoài, lê, nho, dưa hấu, v.v.Trái cây có hạt (dâu tây, kiwi và thanh long)Trái cây khô và các loại hạt mềm
Thức ăn ngọtBánh dành cho trẻ em (hạn chế)Các loại bánh khác, sô cô la (hạn chế)

 

Đồ uốngNước uống đóng chai (hàm lượng chất khoáng thấp)Nước uống đóng chai ( hàm lượng chất khoáng thấp )Nước ép trái câyNước ép trái cây
Gia vịKhông thêm muối, nước mắm, nước tương vào món ănKhông thêm muối, nước mắm, nước tương vào món ănMuối, nước mắm, nước tương (<2g/ngày)

Đường, mứt, mật ong (<5g/ngày)

Gia vị không cay (hạn chế)

Nước xốt công nghiệp (mayonnaise, tương cà, v.v.) (hạn chế)

Tùy từng trẻ mà thời điểm cho ăn bổ sung có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, không nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi hoặc sau 8 tháng tuổi.

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện FV có thể tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ, và thiết kế thực đơn riêng biệt cho từng trẻ để người chăm sóc có thể chuẩn bị và nấu nướng tại nhà.

Bệnh nhân có thể đặt hẹn với bác sĩ Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế của Bệnh viện FV qua số điện thoại (028) 54 11 33 33, số máy nhánh 1419.

 

Zalo
Facebook messenger