Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn – chuyên gia Niệu động lực học đến từ Pháp, sẽ làm việc tại Bệnh viện FV từ ngày 07/09 – 23/09/2024, mang đến cơ hội giải tỏa nỗi khổ thầm kín của bệnh nhân bị chứng són tiểu (khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh), tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần,…
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn – chuyên gia về Niệu động lực học đến từ Pháp
5 năm sống với nỗi ám ảnh khó nói
Hơn 5 năm chung sống với nỗi ám ảnh đi tiểu nhiều lần, chị Th. (51 tuổi, TPHCM) chưa từng có một đêm ngon giấc, cũng không dám đi chơi xa cùng con cháu.
Chị Th. chịu đựng tình trạng trên với suy nghĩ đây là “bệnh lão hóa tự nhiên không thể trị dứt điểm”. Chỉ đến khi tình trạng mất ngủ triền miên, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, chị Th. mới cầu cứu bác sĩ.
Bác sĩ niệu khoa Nguyễn Văn Nhàn – khoa Tiết niệu và Nam khoa Bệnh viện FV cho biết, tương tự như nhiều nữ bệnh nhân khác, vấn đề của chị Th. là do ảnh hưởng của tuổi tác và quá trình sinh nở khiến cấu trúc sàn chậu bị yếu đi.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không khỏi thắc mắc tại sao trước đây đã tham gia điều trị nhiều lần, tại nhiều nơi, nhưng tình trạng không cải thiện. “Trước khi đến FV, có bệnh nhân đã đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Nguyên nhân bởi các phương pháp chẩn đoán trước kia không xác định đúng vị trí sàn chậu bị tổn thương dẫn đến việc điều trị không hiệu quả”, bác sĩ Nhàn giải thích.
Không ít trường hợp bị ám ảnh với chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần
Đối với bệnh này, cách tốt nhất để xác định tình trạng bệnh là sử dụng phương pháp đo niệu động lực học. “Bằng cách này, bác sĩ niệu khoa sẽ đánh giá chính xác chức năng hoạt động của sàn chậu bao gồm: bàng quang, cổ bàng quang, cơ vòng niệu đạo cũng như khả năng kiểm soát tiểu tiện…”, bác sĩ Nhàn cho biết. Sau khi xác định đúng nguyên nhân, BS. Nhàn đã điều trị thành công cho bệnh nhân bằng phương pháp nhẹ nhàng, khi kết hợp giữa tập vật lý trị liệu và điều trị nội khoa bằng thuốc.
Nam giới cũng gặp tình trạng tương tự
Tương tự bà Th. là trường hợp của ông T.Đ. (59 tuổi, ở Huế) vốn mắc chứng đi tiểu nhiều lần suốt nhiều năm. Ông vô cùng khó chịu với tình trạng “đêm thiếu ngủ, ngày mệt mỏi” do phải đi tiểu đến 9, 10 lần mỗi đêm và cả chục lần vào ban ngày. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.
Ông T.Đ. cứ âm thầm chịu đựng nỗi khổ khó nói ấy cho đến khi vô tình biết thông tin về bác sĩ Nhàn. Ông T.Đ. vượt một chặng đường xa để thăm khám tại FV. Sau khi khám lâm sàng và đo niệu động lực học bằng thiết bị hiện đại, bệnh nhân được ghi nhận kết quả đầy đủ nhất thể hiện các chỉ số áp lực bàng quang, lực co thắt cổ bàng quang và bộ phận co thắt ở đường tiểu. Với đầy đủ thông tin, bác sĩ Nhàn đã đánh giá chính xác tình trạng bệnh và chỉ định điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân T.Đ..
2 tuần sau, ông T.Đ. bắt đầu cảm nhận được hiệu quả, số lần đi tiểu giảm rõ rệt chỉ còn 4,5 lần vào ban đêm và 2,3 lần vào ban ngày. Ở tuần điều trị tiếp theo, bác sĩ Nhàn tiếp tục đo Niệu động lực học để kiểm tra khả năng thích ứng của cơ thể với thuốc, đồng thời gia giảm liều lượng thuốc. Trong khoảng 30 – 45 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị, chức năng đường tiểu của ông T.Đ trở lại như bình thường.
Kỹ thuật hiện đại đại mang lại hiệu quả điều trị tối ưu
Khoa Tiết niệu và Nam khoa Bệnh viện FV là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trang bị máy đo niệu động lực học hiện đại. Khi đến điều trị tại FV, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ càng với quy trình điều trị khép kín qua các bước: khám lâm sàng niệu khoa, siêu âm thận hoặc vùng chậu đường trên bụng, đường âm đạo hay trực tràng, xét nghiệm bằng que thử kết hợp tổng phân tích nước tiểu, đo niệu động lực học. Sau khi có kết quả đầy đủ, bác sĩ niệu khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp tùy vào tình trạng bệnh lý.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn và đội ngũ FV đo niệu động lực học cho bệnh nhân
Bên cạnh đó, với các trường hợp tiểu són ở phụ nữ lớn tuổi, béo phì, sau khi sinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh, cũng như bàng quang tăng hoạt do hoạt động bất thường của hệ thần kinh và cơ bàng quang dẫn đến co bóp thường xuyên gây tiểu đêm, tiểu gấp, bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn sẽ cân nhắc chỉ định cho bệnh nhân được huấn luyện cơ sàn chậu bằng biện pháp không xâm lấn, nhẹ nhàng, thoải mái với hệ thống QRS®-PelviCenter.
Bệnh nhân sử dụng Hệ thống QRS®-PelviCenter tại Bệnh viện FV
QRS®PelviCenter là hệ thống cộng hưởng từ lượng tử kích thích các cơ sàn chậu nhằm phục hồi chức năng vùng chậu, giúp các chị em đặc biệt là sản phụ sau sinh, người lớn tuổi khắc chế các bệnh lý như són tiểu, đại tiện không tự chủ, chảy xệ âm đạo, sa bàng quang, sa trực tràng, đau thắt lưng… Hệ thống này còn giúp ích cho một bộ phận nam giới gặp vấn đề về sinh lý khó nói. Tùy vào mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng, mỗi bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng QRS®-PelviCenter trong thời gian bao lâu và có cần kết hợp với các phương pháp khác như nội khoa, vật lý trị liệu…
Với hơn 30 năm làm việc tại Pháp và thực hiện thành công hơn 20.000 ca niệu động lực học, bác sĩ Nhàn thường xuyên thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tiết niệu như: són tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, khó tiểu, tiểu lắt nhắt…. Ngoài ra, bác sĩ Nhàn còn thực hiện nghiệm pháp niệu động lực học để chẩn đoán chứng rối loạn đường tiết niệu và bệnh lý són tiểu khi gắng sức.
Từ ngày 07/09 – 23/09/2024, bác sĩ niệu khoa Nguyễn Văn Nhàn sẽ thăm khám và làm việc tại Bệnh viện FV. Bác sĩ Nhàn từng đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Niệu động lực học Bệnh viện CMUDD Grenoble (Pháp), có nhiều đóng góp y khoa cho nước Pháp và được nhận Huân chương Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp trao tặng.
Để đặt lịch thăm khám với bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, liên hệ Khoa Tiết niệu và Nam khoa Bệnh viện FV: (028) 54 11 33 33 – máy nhánh: 1032