Bản Tin Sức Khỏe

Tầm soát ung thư định kỳ – Giải pháp sàng lọc sớm các dấu hiệu ung thư

Tầm soát ung thư định kỳ là biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Việc này không chỉ tăng khả năng điều trị thành công mà còn giảm thiểu chi phí và thời gian chữa trị. Đặc biệt, khám tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm tế bào ung thư ở giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời. 

1. Dấu hiệu chung của bệnh ung thư

Ung thư có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung thường gặp mà bạn nên lưu ý gồm có:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân đột ngột mà không do chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập có thể là dấu hiệu cảnh báo.
  • Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác mệt mỏi không giảm dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Sốt hoặc nhiễm trùng tái diễn: Hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến sốt hoặc nhiễm trùng thường xuyên.
  • Đau kéo dài: Cơn đau không rõ nguyên nhân và không thuyên giảm theo thời gian.
  • Thay đổi trên da: Xuất hiện các vết loét không lành, thay đổi màu sắc hoặc hình dạng nốt ruồi.
  • Thay đổi thói quen tiêu hóa hoặc tiểu tiện: Tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc có máu trong phân, nước tiểu.
  • Ho kéo dài hoặc khàn tiếng: Đặc biệt nếu không liên quan đến nhiễm trùng hô hấp.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sàng lọc ung thư da thông qua dấu hiệu ung thư xuất hiện trên bề mặt da (Nguồn ảnh: Echelon Health)

2. Dấu hiệu của từng loại ung thư phổ biến

Ung thư có rất nhiều loại với những triệu chứng riêng biệt. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh ung thư theo từng loại thường gặp:

2.1 Dấu hiệu ung thư máu (Bạch cầu)

  • Sưng hạch bạch huyết: Xuất hiện các khối u không đau ở vùng cổ, nách hoặc bẹn. 
  • Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác suy nhược không rõ nguyên nhân.
  • Sốt và nhiễm trùng tái diễn: Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

2.2 Dấu hiệu ung thư gan

  • Vàng da và mắt: Do chức năng gan suy giảm, bilirubin tích tụ trong máu.
  • Đau bụng vùng hạ sườn phải: Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng gan.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân nhanh chóng dù không thay đổi chế độ ăn uống.

2.3 Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

  • Khối u ở cổ: Xuất hiện khối u hoặc sưng ở vùng cổ.
  • Khàn giọng hoặc khó nói: Do khối u chèn ép dây thanh quản.
  • Khó nuốt hoặc khó thở: Khối u lớn gây cản trở đường hô hấp hoặc thực quản.

2.4 Dấu hiệu ung thư xương

  • Đau xương: Cơn đau kéo dài và tăng dần theo thời gian.
  • Sưng và nổi u cục: Xuất hiện khối u hoặc sưng tại vị trí xương bị ảnh hưởng.
  • Xương dễ gãy: Xương trở nên yếu và dễ bị gãy dù chấn thương nhẹ.

2.5 Dấu hiệu ung thư trực tràng

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Tiêu chảy, táo bón hoặc thay đổi hình dạng phân kéo dài.
  • Máu trong phân: Phân có lẫn máu đỏ tươi hoặc đen sẫm.
  • Đau bụng và cảm giác đầy hơi: Khó chịu ở vùng bụng dưới.

2.6 Dấu hiệu ung thư vòm họng

  • Nghẹt mũi một bên: Thường xuyên nghẹt mũi không do dị ứng hay viêm nhiễm.
  • Chảy máu mũi: Máu chảy từ mũi mà không rõ nguyên nhân.
  • Ù tai hoặc giảm thính lực: Cảm giác ù tai hoặc nghe kém một bên tai.

2.7 Dấu hiệu ung thư thực quản

  • Khó nuốt: Cảm giác nghẹn khi nuốt thức ăn, đặc biệt là thức ăn đặc.
  • Đau ngực hoặc lưng: Đau ở vùng ngực hoặc lưng trên.
  • Khàn giọng: Thay đổi giọng nói kéo dài.

2.8 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Dịch âm đạo bất thường: Dịch có mùi hôi hoặc màu sắc khác thường.
  • Đau vùng chậu: Đau kéo dài không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

2.9 Dấu hiệu ung thư phổi

  • Ho kéo dài: Ho không dứt, có thể kèm theo máu.
  • Khó thở: Thở khò khè hoặc hụt hơi.
  • Đau ngực: Đau âm ỉ hoặc nhói ở vùng ngực.

2.10 Dấu hiệu ung thư dạ dày

  • Đầy bụng sau khi ăn: Cảm giác no nhanh chóng dù ăn ít.
  • Buồn nôn và nôn: Đặc biệt khi nôn ra máu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân nhanh chóng mà không thay đổi chế độ ăn.

2.11 Dấu hiệu ung thư não

  • Đau đầu kéo dài: Đau đầu không giảm dù dùng thuốc giảm đau.
  • Co giật: Xuất hiện cơn co giật mà trước đây chưa từng có.
  • Thay đổi tính cách hoặc nhận thức: Suy giảm trí nhớ, khó tập trung.

2.12 Dấu hiệu ung thư da

  • Thay đổi nốt ruồi: Nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc.
  • Xuất hiện vết loét không lành: Vết thương trên da không lành sau thời gian dài.
  • Da sần sùi hoặc có vảy: Vùng da trở nên thô ráp, ngứa hoặc chảy máu.

2.13 Dấu hiệu ung thư cường giáp

  • Sụt cân nhanh chóng: Mặc dù ăn uống bình thường hoặc nhiều hơn.
  • Tim đập nhanh: Nhịp tim tăng cao không do hoạt động thể chất.

3. Tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm từ các dấu hiệu ung thư 

Tầm soát ung thư định kỳ là một biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư, từ đó tăng khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

3.1 Các xét nghiệm phổ biến khi tầm soát ung thư định kỳ

Một số xét nghiệm phổ biến gồm có: sinh thiết, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI).

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người có nguy cơ trung bình mắc ung thư đại trực tràng nên bắt đầu tầm soát thường xuyên từ tuổi 45, thông qua các phương pháp như xét nghiệm phân hoặc nội soi. 

Bệnh nhân khám tầm soát ung thư phổi

Việc tầm soát định kỳ không chỉ giới hạn ở ung thư đại trực tràng mà còn áp dụng cho nhiều loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư da. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến bao gồm khám sàng lọc, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và chất dịch cơ thể, chẩn đoán tế bào u, kiểm tra di truyền và nội soi. 

3.2 Tầm soát ung thư định kỳ theo độ tuổi và giới tính.

Để đạt hiệu quả cao trong việc phát hiện sớm ung thư, mỗi người nên thực hiện tầm soát định kỳ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, phù hợp với độ tuổi, giới tính và yếu tố nguy cơ cá nhân. Việc này không chỉ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm mà còn góp phần giảm tỷ lệ tử vong do ung thư, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

3.3 Lời khuyên từ bác sĩ người Pháp – chuyên gia điều trị ung thư

Bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng tại Bệnh viện FV cho rằng nguyên nhân khiến người bệnh ung thư rơi vào tình huống suy sụp tâm lý khi biết được bản thân gặp phải các dấu hiệu của ung thư là vì họ chưa hiểu nhiều về các tiến bộ y khoa hiện tại nên vẫn xem ung thư như là một “án tử”.

“Trong quá trình điều trị, tôi và đội ngũ luôn đồng hành với bệnh nhân trong từng giai đoạn. Thậm chí, có những bệnh nhân đến đây chỉ với vài % khả năng thành công, chúng tôi vẫn cùng họ cố gắng đến cùng, không bao giờ từ bỏ”, vị bác sĩ người Pháp nhấn mạnh.

Song song với việc điều trị bệnh ung thư, bác sĩ Basma cũng không quên chỉ ra tầm quan trọng của việc khám tầm soát ung thư. Điều mà vị Trưởng Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng tại Bệnh viện FV trăn trở chính là việc tầm soát ung thư tại Việt Nam vẫn chưa được chú trọng. Hầu hết các bệnh nhân ung thư khi đến bệnh viện thường là lúc bệnh đang ở giai đoạn tiến triển với nhiều biểu hiện nặng, ảnh hưởng lớn đến cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư.

Bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng khoa Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng tại Bệnh viện FV luôn đồng hành với mọi bệnh nhân ung thư

Bác sĩ Basma nhấn mạnh, rằng việc tầm soát ung thư định kỳ đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh ung thư. Bà chia sẻ: ‘Dù hy vọng ít đến thế nào, chúng tôi vẫn không từ bỏ bệnh nhân”. 

“Có đến 90% trường hợp mắc ung thư được chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên. Thế nên rất đau lòng khi phải chứng kiến các bệnh nhân đến đây ở giai đoạn chỉ có 20% cơ hội chữa khỏi bệnh”, bác sĩ Basma nói thêm.

Điều này phản ánh cam kết của đội ngũ y tế Bệnh viện FV trong việc cung cấp các chương trình khám tầm soát ung thư nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết chất lượng dịch vụ khám tầm soát ung thư tại bệnh viện FV qua bài viết: Khám tầm soát ung thư – Ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn

4. Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu ung thư

4.1 Sụt cân không rõ nguyên nhân có phải là ung thư không?

Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư, đặc biệt khi giảm từ 4,5 kg trở lên dù không có sự thay đổi về chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đây có thể là triệu chứng đầu tiên của các loại ung thư như ung thư thực quản, tuyến tụy, dạ dày và phổi. 

Tuy nhiên, sụt cân không rõ nguyên nhân cũng có thể do nhiều bệnh lý khác như cường giáp, tiểu đường, bệnh celiac, hoặc các rối loạn tiêu hóa. Do đó, nếu bạn giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 đến 12 tháng mà không rõ lý do, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

4.2 Khối u lành tính có trở thành ung thư không?

Khối u lành tính thường không phải là ung thư và không có xu hướng xâm lấn hoặc lan tỏa đến các mô xung quanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, một số loại khối u lành tính có thể chuyển thành khối u ác tính. Ví dụ, polyp tuyến (adenomas) trong đại tràng có nguy cơ chuyển thành ung thư, với tỷ lệ gần 1/10. 

Đó là lý do tại sao các polyp lành tính thường được loại bỏ trong quá trình nội soi để ngăn ngừa ung thư ruột kết. 

Mặc dù khả năng chuyển biến thành ung thư của khối u lành tính là rất thấp, nhưng việc theo dõi và thăm khám định kỳ là cần thiết để phát hiện và xử lý kịp thời những biến đổi bất thường. Nếu phát hiện cơ thể có các khối u bất thường, hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín như FV  để để thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bệnh viện FV cung cấp các chương trình tầm soát ung thư chuyên sâu, giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Hãy chủ động tham gia tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư, bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Liên hệ ngay Bệnh viện FV để được tư vấn chi tiết

Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM

Zalo
Facebook messenger