Tin tức

Nguyên nhân gì gây đột quỵ thiếu máu não?

1/3 số người đột quỵ thiếu máu não là do nguyên nhân này? Có thể phát hiện sớm được hay không?

Đột quỵ rất thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân khá thường gặp (chiếm khoảng 30% các trường hợp).

Tuy nhiên căn bệnh hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi đột quỵ xảy ra thì đã quá muộn, mọi phương pháp chữa trị chỉ là hỗ trợ

Vì sao hẹp động mạch cảnh có thể gây ra đột quỵ?

Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não.

Hẹp động mạch cảnh là do các mảng xơ vữa bám lên thành động mạch, tại chỗ động mạch cảnh bị hẹp, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên hoại tử một vùng não tương ứng do nhánh động mạch đó nuôi dưỡng.

Triệu chứng lâm sàng của hẹp động mạch cảnh

Có thể không biểu hiện gì đặc biệt, gọi là hẹp động mạch cảnh không triệu chứng.
Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, đó là biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não, với các triệu chứng như sau:

– Yếu hoặc liệt chân tay.

– Méo miệng, liệt ½ mặt.

– Rối loạn giọng nói như khó nói hoặc không nói được.

Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu tự phục hồi hoàn toàn trước 24 giờ, gọi là thiếu máu não thoáng qua; còn nếu tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm gọi là đột quỵ thực sự.

Làm thế nào để phát hiện hẹp động mạch cảnh khi không có triệu chứng?

Làm thế nào để ngăn ngừa hẹp động mạch cảnh?

Cách điều trị hẹp động mạch cảnh là gì?

Tất cả những thắc mắc và băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp vào lúc 15:00 – 16:00, thứ Tư ngày 17/01/2018 tại hội trường lầu 3 bệnh viện FV trong buổi nói chuyện về chuyên đề “ Hẹp động mạch cảnh – triệu chứng, chẩn đoán và điều trị”. Buổi nói chuyện được chia sẻ bởi bác sĩ cấp cao Trần Đại Quỳnh Vân, khoa Tim mạch- bệnh viện FV.
Zalo
Facebook messenger