Bệnh mạch máu do tiểu đường là gì?
Bệnh Mạch Máu Do Tiểu Đường là bệnh hình thành từ sự tắc nghẽn động mạch trong cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra hoặc được gọi là “xơ cứng động mạch”. . Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường glucose trong máu của bệnh nhân tăng lên vì cơ thể của bệnh nhân không có khả năng sản sinh insulin cũng như không có khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là một hormone mà cơ thể cần để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo ra năng lượng.
Một số bệnh mạch máu khác do tiểu đường cũng có nguy cơ xảy ra. Một trong số đó là bệnh lý võng mạc, làm cho mạch máu ở võng mạc (một phần của mắt) phát triển bất thường. Một bệnh lý khác liên quan đến tiểu đường là bệnh về thận. Nếu bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị xơ cứng động mạch , cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh mạch vành . Bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh về thần kinh, khi đó các dây thần kinh bị ảnh hưởng làm bệnh nhân mất cảm giác ở ngón chân hay bàn chân.
Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để làm chậm hay ngăn chặn các vấn đề về mạch máu nêu trên. Nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường hay duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe thì bệnh nhân sẽ gặp phải những tình trạng bệnh nghiêm trọng như bị mù, bệnh thận nặng, đột quỵ, đột quỵ tim, loét bàn chân. Trường hợp nặng, chân bệnh nhân có thể bị hoại tử và phải cắt cụt chi.
Các triệu chứng của bệnh
Nếu bệnh nhân bị các vấn đề về mạch máu do tiểu đường, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:
- Nhìn mờ
- Hiện tượng “ruồi bay” trong mắt
- Phù mặt và chi hay tăng cân ngoài ý muốn
- Nước tiểu giống như có bọt
- Loét chân
- Mất cảm giác hay cảm thấy nóng ở tay chân
- Đau chân khi di chuyển
- Huyết áp cao
- Đau ngực
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu do tiểu đường?
Nếu bị tiểu đường, nguy cơ bị bệnh lý mạch máu của bệnh nhân sẽ gia tăng. Nguy cơ bệnh mạch máu sẽ tăng theo thời gian bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nguy cơ này cũng tăng khi bệnh nhân bị cao huyết áp, hút thuốc, không tập thể dục, béo phì, hay ăn nhiều chất béo.
Những xét nghiệm cần thực hiện
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh thận do tiểu đường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra hàm lượng của một loại đạm gọi là albumin. Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm sinh thiết thận để xác định chẩn đoán hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tất cả xét nghiệm này sẽ được đánh giá bởi bác sĩ chuyên về bệnh thận.Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân những câu hỏi về tình trạng sức khỏe, bệnh sử và các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu cuả bệnh nhân. Vì bệnh mạch máu do tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như mạch máu, mắt và thận nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ phẫu thuật mạch máu, bác sĩ khoa mắt, bác sĩ khoa niệu và bác sĩ nội tiết.
Nếu bác sĩ điều trị hay bác sĩ khoa mắt nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc do tiểu đường thì bác sĩ sẽ cho soi đáy mắt hoặc chụp mạch võng mạc bằng huỳnh quang (fluorescein angiogram). Để soi đáy mắt, bác sĩ sử dụng kính soi đáy mắt, một dụng cụ cầm tay, để đánh giá mạch máu trong võng mạc của bệnh nhân. Để chụp mạch máu mắt, bác sĩ sử dụng một loại thuốc nhuộm được gọi là huỳnh quang giúp nhìn rõ cạ́c mạch máu ở đáy mắt của bệnh nhân và bác sĩ sẽ chụp ảnh mắt của bệnh nhân bằng máy chụp đặc biệt.
Những xét nghiệm khác thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh mạch máu do tiểu đường ở chân bao gồm nghiệm pháp gắng sức (exercise treadmill testing), chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ankle/brachial index = ABI), và siêu âm dopple mạch máu. Nghiệm pháp gắng sức, đôi khi còn được gọi là nghiệm pháp đo điện tim gắng sức (ECG stress testing), bệnh nhân đi bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ, trong lúc đó bác sĩ sẽ đo điện tim của bệnh nhân, nghiệm pháp này giúp phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Xét nghiệm kiểm tra ABI, bác sĩ sẽ đo huyết áp ở cổ chân và cánh tay của bệnh nhân và so sánh hai con số này để xác định ABI của bệnh nhân. Thông thường, huyết áp ở cổ chân và cánh tay là bằng nhau. Nhưng nếu huyết áp ở cổ chân chỉ bằng một nửa huyết áp ở cánh tay (hay thấp hơn) thì động mạch chân của bệnh nhân có thể bị hẹp ở đâu đó.
Siêu âm Dopple sử dụng những sóng âm thanh cao hơn thính giác con người, giúp hiển thị rõ động mạch và tế bào máu của bệnh nhân. Bác sĩ dùng siêu âm Dopple để đo tốc độ dòng máu và để xem cấu trúc mạch máu ở chân của bệnh nhân.
Điều trị bệnh mạch máu do tiểu đườngBác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo mức cholesterol cũng như mức độ mỡ trong máu khác (lipids)
Chế độ ăn và thuốc
Duy trì lượng đường huyết tốt, kiểm soát huyết áp và mỡ máu, kiên trì theo đúng chế độ ăn và dùng thuốc đều đặn là những phần quan trong điều trị bệnh mạch máu do tiểu đường. Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các loại thuốc để hạ huyết áp bao gồm angiotensin-converting enzyme (ACE) inhibitors, beta-blockers, calcium channel blockers và diuretics. Thuốc giảm cholesterol là statins.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng tiểu cầu như aspirin hoặc clopidogrel (Plavix) để giúp duy trì máu của bệnh nhân không đông.
Điều trị bệnh lý võng mạc
Nếu bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật laser để loại bỏ mạch máu phát triển bất thường làm ảnh hưởng thị lực của bệnh nhân.
Điều trị PAD (Peripheral arterial disease)
Bệnh mạch máu ngoại biên ̣(PAD) là nguyên nhân gây ra lở loét trên bàn chân của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng băng và đôi khi thuốc kháng sinh để chữa lành các vết loét trước khi chúng lan rộng và sâu hơn.. Bác sĩ sẽ xác định nếu có đủ máu đến các vết loét để chữa lành các vết loét này không. Điều quan trọng là điều trị ngay vì nếu các vết loét nặng hơn làm các mô bàn chân bị chết hoặc các mô sâu hay xương bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc bàn chân hay chân của bệnh nhân.
Bác sĩ có thể cần thực hiện thủ thuật nong mạch máu hay phẫu thuật bắc cầu cho bệnh nhân để phục hồi tuần hoàn máu ở chân và không bị cắt cụt chi. Phẫu thuật bắc cầu sẽ tạo ra một đường vòng cho máu đi qua bất kỳ đoạn hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch. Để thực hiện điều này, bác sĩ sẽ dùng một mạch máu nhân tạo hay mạch ghép để nối qua đoạn bị hẹp/tắc của động mạch giúp máu chạy vòng quanh đoạn bị tắc ở chân bị ảnh hưởng của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch đôi khi được thực hiện để loại bỏ đoạn mạch bị tắc.
Một phương pháp điều trị khác cho PAD là thủ thuật ít xâm lấn được gọi là nong mạch và đặt stent. Trong thủ thuật nong mạch máu, bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo dài gọi là ộ́ng thông (catheter) đưa vào động mạch ở chân ngay trên đoạn hẹp thông qua một vết kim đâm hay vết rạch nhỏ, sau đó bác sĩ đưa ống thông qua các động mạch đến đoạn mạch bị nghẽn. Khi đó, một quả bóng nhỏ gắn liền với ống thông được bơm lên và làm xẹp xuống, việc này đôi khi được thực hiện nhiều lần. Bóng sẽ đẩy mảng xơ vữa trong động mạch khỏi thành động mạch, làm rộng lòng mạch máu. Trường hợp cần thiế̀t, bác sĩ có thể sử dụng một ống lưới kim loại nhỏ gọi là ống đỡ động mạch(stent) đặt vào chỗ hẹp để giữ cho thông lòng mạch. Stent sẽ được giữ luôn trong mạch máu. Sau khi thủ thuật nong mạch thành công, dòng máu sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong lòng mạch. Mức độ thành công tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân, vị trí mức độ hẹp của mạch máu và tình trạng bệnh của bệnh nhân
Bệnh nhân có thể làm gì để giữ sức khỏe?
Có rất nhiều cách để thay đổi lối sống giúp bệnh nhân tiếp tục sống khỏe. Gồm việc bỏ hút thuốc, ăn ít chất béo, duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục đều đặn. Bệnh nhân nên theo dõi lượng đường huyết nhiều lần trong ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để tránh loét chân, bệnh nhân nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Nếu da dễ bị khô, hãy dùng kem dưỡng ẩm chứa lanolin để tránh chai chân (callus) và nứt chân. Luôn giữ chân khô ráo và tránh bị thương.