Cắt bỏ tổn thương Da

Tổn thương da là những khối u hay bướu như nốt ruồi, nang, mụn cóc, hoặc mụn thịt. Các tổn thương da này có thể điều trị bằng hoá chất hoặc bằng phẫu thuật.

Về việc cắt bỏ tổn thương da

Hầu hết các tổn thương da đều không gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhưng bệnh nhân có thể muốn loại bỏ chúng để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày hoặc vì lý do thẩm mỹ.

Bác sĩ Da Liễu có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Có nhiều cách điều trị khác nhau cho từng loại tổn thương da. Một vài loại như mụn cóc lành tính (không ung thư) có thể được điều trị bằng các phương pháp không cần phẫu thuật. Các tổn thương lớn hơn hoặc tổn thương cần cắt bỏ chính xác thì có thể cần phẫu thuật.

Bác sĩ Da Liễu có thể đề nghị làm phẫu thuật nếu tổn thương da của bệnh nhân có dấu hiệu ung thư hóa (ví dụ: một nốt ruồi đã thay đổi hình dạng hay màu sắc). Mẫu mô cắt sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để  xác định tổn thương là lành tính hay ác tính.

Chuẩn bị thủ thuật cắt bỏ tổn thương da

Cắt bỏ tổn thương da thường được thực hiện như một thủ thuật dành cho bệnh nhân ngoại trú. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày làm thủ thuật.

Thủ thuật cắt bỏ tổn thương da thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Việc gây tê giúp bệnh nhân không cảm thấy đau, nhưng vẫn có thể cảm nhận một số cử động. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Bác sĩ Da liễu sẽ thảo luận với bệnh nhân về những điều sẽ xảy ra trước, trong và sau thủ thuật, cũng như cảm giác đau có thể gặp phải. Đây là cơ hội để bệnh nhân hiểu những gì sẽ diễn ra và có thể chuẩn bị trước những câu hỏi để tìm hiểu về nguy cơ, lợi ích cũng như những giải pháp thay thế. Điều này giúp bệnh nhân có thêm thông tin để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Nếu đồng ý thực hiện thủ thuật, bệnh nhân được yêu cầu ký vào Giấy chấp thuận thực hiện thủ thuật..

Điều quan trọng là bệnh nhân nên thảo luận về quy trình thực hiện thủ thuật với Bác sĩ Da liễu để biết những gì sẽ diễn ra. Chẳng hạn khi phẫu thuật cắt bỏ tổn thương da, Bác sĩ da liễu có thể cần cắt bỏ vùng da xung quanh tổn thương do đó vết thương để lại có khả năng sẽ lớn hơn.

Điều gì sẽ diễn ra trong quá trình làm thủ thuật ?

Phương pháp mà Bác sĩ sử dụng để loại bỏ tổn thương da tùy thuộc vào những yếu tố như kích thước và vị trí tổn thương trên cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

  • Một vài tổn thương có thể được cắt sát đến mặt da xung quanh bằng cách sử dụng dao phẫu thuật, dụng cụđốt điện (điện đông – electrocoagulation) hoặc bằng tia laser (chùm tia năng lượng cao)để phá hủy mô da của bệnh nhân.
  • Mụn thịt có thểcắt bỏđơn giản bằng kéo phẫu thuật
  • Các tổn tương khác có thể được cắt bỏ toàn bộ và đóng vết thương bằng chỉ khâu nếu nghi ngờ bị ung thư.
  • Mụn cóc được đốt lạnh bằng nitơ lỏng (phương pháp này gọilà liệu pháp Đốt lạnh– Cryotherapy).

Bác sĩ sẽ băng vết thương nếu cần vì một số vết thương sẽ mau lành hơn khi để hở.

Những điều cần lưu ý sau thủ thuật?

Bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi cảm thấy sẵn sàng. Nếu có dùng thuốc an thần, bệnh nhân cần thu xếp người đưa về nhà.

Nếu bệnh nhân phải trải qua một cuộc thủ thuật lớn hơn, hãy cố gắng thu xếp một người bạn hay thân nhân ở lại cùng bệnh nhân trong 24 giờ đầu tiên sau thủ thuật.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương trước khi bệnh nhân về nhà.

Hồi phục sau khi cắt bỏ tổn thương da

Vết thương sẽ lành trong một đến hai tuần tùy theo vị trí trên cơ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Chỉ khâu tự tiêu sẽ biến mất trong 7-10 ngày còn chỉ không tự tiêu sẽ được cắt bỏ từ 8-16 ngày sau phẫu thuật.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân:

  • Dùng thuốc giảm đau như paracetamol nếu cảm thấy đau
  • Tránh kéo giãn vùng da được phẫu thuật, không đi bơi
  • Chú ý không va chạm mạnh hoặc đánh vào vết thương
  • Giữ vết thương khô ráo trong 24 giờ và lau sạch nhẹ nhàng nếu băng gạc bị ướt hay dơ.
  • Tránh hút thuốc cho đến khi cắt chỉ vì việc hút thuốc làm chậm lành vết thương

Những nguy cơ có thể xảy ra?

Cắt bỏ tổn thương da là thủ thuật phổ biến và nhìn chung là an toàn. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định và đồng ý làm thủ thuật, bệnh nhân cần hiểu rõ tác dụng phụ và những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật.

Tác dụng phụ

Đó là những tác dụng không mong muốn, nhưng hầu hết là những tác dụng tạm thời của việc điều trị thành công. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau, sưng tấy và bầm tím vùng da xung quanh vết thương.

Vết thương trên da thường để lại sẹo. Vết sẹo có to và dễ nhận thấy hay không tùy thuộc vào kích thước da được cắt bỏ. Hãy trao đổi với Bác sĩ da liễu để biết được kích thước của sẹo sau khi điều trị. Đa số các vết sẹo sẽ nhạt đi sau một năm đầu tiên.

Biến chứng

Đây là những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật nhưng đa số bệnh nhân không bị ảnh hưởng. Những biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ cuộc phẫu thuật nào như phản ứng không mong muốn với thuốc gây tê, bị chảy máu nhiều hoặc nhiễm khuẩn.

Sau khi cắt bỏ da tổn thương, nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra. Một vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ lâu lành hơn và có thể để lại vết sẹo dễ nhìn thấy hơn. Hãy liên hệ với Bác sĩ Da liễu nếu vết thương:

  • Gây đau hơn
  • Bị đỏ, viêm hoặc sưng phồng
  • Bắt đầu rỉ dịch, mủ hay máu
  • Bắt đầu có mùi khó chịu

Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn, Bác sĩ da liễu có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.

Các biến chứng khác của thủ thuật cắt bỏ tổn thương da là không phổ biến nhưng có thể xảy ra bao gồm:

  • Xuất huyết dưới da (tụ máu) – cần được dẫn lưu.
  • Thay đổi cảm giác của da – điều này xảy ra khi thần kinh bề mặt da bị tổn thương, nhưng thường là tạm thời.
  • Vết thương hở sau khi cắt chỉ. Tình trạng này có thể xảy ra khi có sự căng quá mức tại vết thương và/hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn.
  • Phản ứng với chỉ khâu. Chỉ khâu có thể gây đỏ và sưng tấy tại vết thương, do chúng là vật thể lạ đối với cơ thể. Đây là những phản ứng không mong muốn và không phải là dị ứng hay nhiễm khuẩn. Đôi khi chỉ khâu tự tiêu dưới da cũng có thể trồi lên khi tự hủy, tình trạng này có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi thực hiện thủ thuật. Dị ứng thật đối với chỉ khâu thường hiếm nhưng đã được ghi nhận.
  • Sẹo đỏ hoặc sẹo nhô lên bất thường (sẹo lồi)- những sẹo này có thể khó điều trị.
  • Cắt bỏ không hoàn toàn ung thư da. Cắt bỏ vùng rìa da lành xung quanh ung thư da để tận dụng cơ hội ung thư đã được cắt bỏ hoàn toàn. Phần da sau khi cắt bỏ sẽ được gửi đến Bác sĩ Giải phẫu bệnh để phân tích dưới kính hiển vi. Việc này sẽ cho kết quả đáng tin cậy để xác định có nên cắt bỏ toàn bộ tổn thương hay không. Ung thư da đôi khi có thể tái phát ngay cả khi đã phẫu thuật cẩn thận và Bác sĩ Giải phẫu bệnh đã báo cáo phần rìa da quanh khối u không còn ung thư. Nếu ung thư da không được cắt bỏ hoàn toàn, thì cần thực hiện phẫu thuật lần nữa.
  • Tổn thương da không ung thư cũng có khả năng tái phát. Ví dụ, u nang biểu bì đã được dẫn lưu hay cắt bỏ có thể xuất hiện trở lại, để điều trị cũng cần phẫu thuật lần nữa.
  • Tổn thương đến cấu trúc quan trọng. Điều này có thể xảy ra nếu tổn thương phát triển xâm lấn vào những cấu trúc dưới da hoặc vào nơi có những cấu trúc quan trọng như dây thần kinh hay tuyến nước bọt nằm gần bề mặt da.

Bệnh nhân hãy yêu cầu Bác sĩ Da liễu giải thích để hiểu rõ các nguy cơ cụ thể mà bản thân có thể gặp phải cũng như các nguy cơ khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Zalo
Facebook messenger