Một số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột và dữ dội. Còn hầu hết trường hợp đều khởi phát chậm với cảm giác hơi đau hoặc khó chịu ở ngực. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể nhận biết nhồi máu cơ tim đang xảy ra:
- Cảm giác như bị đè nặng, bó chặt, đau nhói hoặc chèn ép ở ngực hoặc hai cánh tay. Cảm giác này có thể lan đến vai, cổ, hàm hoặc lưng.
- Khó thở. Có thể kèm hoặc không kèm theo tức ngực.
- Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau bụng.
- Khó thở.
- Đổ mồ hôi lạnh.
- Mệt mỏi.
- Choáng váng hoặc chóng mặt đột ngột.
Tương tự như nam giới, triệu chứng nhồi máu cơ tim thường gặp nhất ở nữ giới là đau hoặc tức ngực. Tuy nhiên so với nam giới, nữ giới có nhiều khả năng có thêm các triệu chứng thường gặp khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn/nôn ói và đau lưng hoặc đau hàm.
BẠN NÊN LÀM GÌ NẾU NGHI NGỜ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM?
Cho dù không chắc chắn đó là tình trạng nhồi máu cơ tim, bạn hãy đến ngay bệnh viện có cung cấp dịch vụ tim mạch can thiệp, như Bệnh viện FV.
TẠI SAO MỌI NGƯỜI HÀNH ĐỘNG KHÔNG ĐỦ NHANH?
Nhiều người bị nhồi máu cơ tim chờ sau hơn hai giờ mới yêu cầu giúp đỡ. Một số người cảm thấy ngại khi có “báo động giả”. Những người khác sợ bị nhồi máu cơ tim đến nỗi họ tự nhủ với bản thân rằng mình không bị như vậy. Tất cả những điều này rất dễ hiểu nhưng cũng vô cùng nguy hiểm.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TIM MẠCH LÀ GÌ? VÀ TÔI PHẢI LÀM GÌ NẾU NẰM TRONG NHÓM NGUY CƠ?
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là thói quen, hành vi, lối sống hoặc tiền sử bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người. Các yếu tố này bao gồm:
- Không tập thể dục
- Hút thuốc
- Huyết áp cao (tăng huyết áp)
- Thừa cân
- Bị rối loạn mỡ máu như: có lượng cholesterol LDL (cholesterol ‘xấu’) cao
- Thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn vặt ban đêm, ăn nhẹ liên tục, ăn thực phẩm ít dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và đường)
- Từng bị nhồi máu cơ tim trước đây
- Tuổi trên 50 đối với nam và 60 đối với nữ
- Tiền sử bệnh của gia đình
- Dân tộc (người da đen không phải gốc La-Tinh > người da trắng không phải gốc La-Tinh > người châu Á).
Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể phòng ngừa bệnh tim mạch.
Trong khi trên mạng xuất hiện nhiều các công cụ đánh giá và tính toán yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác nhau, thì cách duy nhất để hiểu chính xác nguy cơ của một người chính là thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm động mạch ngoại biên và chụp mạch vành để đánh giá mức độ xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.