Kỹ Thuật Mới Trong Phẫu Thuật Thay Khớp Háng Và Khớp Gối Tại Bệnh Viện FV

Mục đích của việc phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối là giảm đau, cải thiện chức năng vận động, và cải thiện hoặc phục hồi các chức năng khác của khớp. Các phần bị bệnh hoặc bị tổn thương của khớp háng hoặc khớp gối được loại bỏ và thay bằng các dụng cụ cấy ghép nhân tạo.

Bệnh viện FV rất lấy làm tự hào vì các ca phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối tại bệnh viện đạt tỉ lệ thành công rất cao và đó là nhờ một số yếu tố sau đây:

  • Đội ngũ bác sĩ được đào tạo và giàu kinh nghiệm: Bác sĩ Phát là bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có bằng chứng nhận chuyên môn tại Đức. Trong sự nghiệp của mình, ông đã thực hiện hơn 900 ca phẫu thuật thay khớp háng và 800 ca phẫu thuật thay khớp gối, trong đó có 350 ca thực hiện tại Bệnh viện FV từ năm 2010. Hầu hết bệnh nhân đều ở độ tuổi 60 nhưng có một số bệnh nhân ở độ tuổi 16 và có một số bệnh nhân hơn 90 tuổi.
  • Chỉ định chính xác thiết bị cấy ghép: Bác sĩ Phát chỉ định đúng thiết bị cấy ghép, phù hợp cho từng bệnh nhân, dựa trên thực hiện giải phẫu, chức năng và mong muốn của bệnh nhân. Tất cả các thiết bị cấy ghép sử dụng tại Bệnh viện FV đều được chứng nhận chất lượng tại Mỹ hoặc châu Âu
  • Các kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn: đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và kỹ năng đặc biệt. Bác sĩ Phát thường xuyên thực hiện những kỹ thuật này như sử dụng phương pháp Bauer đối với phẫu thuật khớp háng và phương pháp Midvastus đối với phẫu thuật khớp gối. Bảo tồn chức năng cơ (không cắt bỏ cơ) cho phép bệnh nhân phục hồi nhanh chóng
  • Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt: bệnh nhân được kê kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, các khuyến cáo đặc biệt cũng được áp dụng trong phòng mổ về việc vệ sinh vùng da phẫu thuật, băng bó và chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật. Tỷ lệ nhiễm trùng tại Bệnh viện FV đối với những thủ thuật này là thấp hơn 1%, bằng với tỷ lệ ở những trung tâm y tế tốt nhất trên thế giới
  • Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu: tại Bệnh viện FV, chúng tôi có nhiều phương pháp điều trị, như thuốc chống đông máu, vận động sớm, vật lý trị liệu, các bài tập vận động, vớ đàn hồi, và thiết bị ép ngắt quãng bằng khí với công nghệ “ACCEL® Technology” (Active Compression and Cold Exchange Loop) để phòng ngừa đông máu
  • Kiểm soát đau sau phẫu thuật: sử dụng bơm truyền thuốc giảm đau liên tục qua dây thần kinh ngoại biên, và liệu pháp làm lạnh “Game Ready” để giảm sung tấy
  • Phục hồi nhanh chóng và rút ngắn thời gian nằm viện: với sự hỗ trợ của các chuyên viên vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể bắt đầu đi lại vào ngày hôm sau sau phẫu thuật và thường có thể xuất viện sau 6 hoặc 7 ngày khi đã có thể tự đi lại bằng khung đỡ hoặc nạng. Bệnh nhân có thể đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ sau 4 đến 6 tuần, có thể bơi sau 2 tuần hoặc đạp xe sau 5 đến 6 tuần.
  • Phục hồi chức năng: quá trình hồi phục chức năng có vai trò quan trọng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân sớm tự đi lại được và trở lại với những hoạt động bình thường. Các chuyên viên vật lý trị liệu của Bệnh viện FV tuân thủ các quy trình trị liệu chuyên biệt, giúp phục hồi khớp gối hoặc khớp háng sau khi phẫu thuật thay khớp. Thông thường, bệnh nhân cần thực hiện vật lý trị liệu từ 4 đến 6 tuần tại khoa Phục hồi chức năng
  • Tái khám với bác sĩ phẫu thuật: tất cả bệnh nhân phải tái khám thường xuyên với bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sau khi ra viện (1 tuần, 6 tuần, 6 tháng, 1 năm và 5 năm)
Zalo
Facebook messenger