Nhiễm trùng tai giữa, hay còn gọi là viêm tai giữa, là loại bệnh lý phổ biến nhất đối với trẻ em dưới năm tuổi và cần phải được điều trị y khoa.
NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ NÀO GÂY RA NHIỄM TRÙNG TAI?
- thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên
- việc bú bình ở nhà trẻ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với bú mẹ
- ngậm núm vú giả cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
- có người hút thuốc trong nhà
- có tiền sử gia đình bị viêm tai
- có anh hoặc chị em bị viêm tai tái phát
TẠI SAO TRẺ EM LẠI DỄ BỊ VIÊM TAI?
Vòi nhĩ (ống nối giữa phần sau của mũi và tai) ở nhiều trẻ em có khuynh hướng hoạt động không bình thường. Chức năng của vòi nhĩ là để giúp tai không bị viêm nhiễm và giữ cho tai giữa không có dịch tiết.
Viêm tai giữa cấp thường xảy ra dưới dạng biến chứng của viêm đường hô hấp trên do vi-rút (URI) mà trẻ mắc phải. Dịch tiết và sự viêm nhiễm sẽ gây tắc nghẽn tương đối ở vòi nhĩ.
Dịch tiết hình thành ở tai giữa là do tắc nghẽn gây ra. Tình trạng tràn dịch tiết này ở tai giữa tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và vi-rút phát triển. Và hậu quả cuối cùng là nhiễm trùng tai.
TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM TAI GIỮA LÀ GÌ?
Trẻ em đã biết nói thì thường miêu tả được cảm giác đau hoặc khó chịu ở tai bị viêm nhiễm. Ở trẻ sơ sinh thì có thể không thấy triệu chứng ngoại trừ việc bé quấy khóc nhiều.
Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm tai giữa bằng cách kiểm tra tai của trẻ với một dụng cụ đặc biệt có tên gọi là đèn soi tai. Nhìn qua đèn soi tai, bác sĩ có thể thấy được màng nhĩ, có màu đỏ hay bị viêm nhiễm và có thể bị sưng lên
Biến chứng nghiêm trọng thường ít khi xảy ra.
VIÊM NHIỄM TAI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng nên dùng kháng sinh. Trẻ em từ sáu tháng đến hai tuổi nên dùng kháng sinh nếu có chẩn đoán rõ ràng và bệnh trở nặng. Cần có một thời gian để theo dõi trẻ khi chưa biết rõ trẻ có bị viêm tai hay không, hoặc khi có chẩn đoán rõ ràng nhưng sự viêm nhiễm không quá nặng.
Thời gian theo dõi này kéo dài từ 48 đến 72 giờ và là giai đoạn điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau và không sử dụng thuốc kháng sinh, sau đó trẻ sẽ được tái khám. Để có thể áp dụng thời gian theo dõi này, cha mẹ của trẻ phải hỏi ý kiến bác sĩ và phải cho trẻ tái khám nếu trẻ có thêm các triệu chứng hoặc triệu chứng trở nên nặng hơn.
Trong vòng 24 giờ đầu, việc theo dõi và giúp giảm đau là một phần rất quan trọng trong việc điều trị viêm nhiễm tai.
Trẻ cần phải được cho dùng thuốc giảm đau phù hợp.
VIỆC TÁI KHÁM CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa là tự khỏi. Tỉ lệ biến chứng là đáng kể nên sau lần khám đầu tiên, bệnh nhân cần phải được tái khám với bác sĩ từ 14 đến 21 ngày.
Trẻ có biểu hiện đau hoặc sốt liên tục cần phải được tái khám trong vòng 48 giờ.
Kết quả điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa là rất tốt. Cha mẹ phải đảm bảo cho trẻ uống đủ thuốc theo toa và cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn.