“Chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật răng miệng và hàm mặt”
Các bác sĩ của khoa Nha và Phẫu thuật Hàm Mặt chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chấn thương và các khiếm khuyết liên quan đến khuôn mặt, răng miệng và hàm. Các thủ thuật được thực hiện bao gồm: nhổ răng khôn, cấy ghép răng, phẫu thuật điều trị các chấn thương mặt, phẫu thuật chỉnh lệch hàm (phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt), phẫu thuật điều trị khe hở môi và vòm họng (sứt môi, hở hàm ếch), điều trị ung thư khoang miệng và ung thư da, phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt và điều trị không phẫu thuật các bệnh lý như: đau vùng mặt, rối loạn khớp thái dương hàm, loét miệng, v.v.
Các bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như chẩn đoán hình ảnh 3D hiện đại, giúp định hướng các cấu trúc phức tạp của khuôn mặt và xương hàm, hỗ trợ quá trình lập kế hoạch phẫu thuật và vi phẫu tối ưu cho các ca phức tạp. Các bác sĩ phẫu thuật Hàm Mặt thường cộng tác với các bác sĩ chuyên khoa khác như Nha khoa, Tai Mũi Họng (bác sĩ phẫu thuật đầu cổ), Nhãn khoa hoặc các bác sĩ phẫu thuật Ngoại Thần kinh và bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ tạo hình (vi phẫu).
Chuyên ngành phẫu thuật nha bao gồm chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến răng và nướu. Các thủ thuật điều trị đa dạng bao gồm lấy vôi răng, tẩy trắng răng, cho đến các phương pháp điều trị chuyên sâu của nha khoa như nội nha, cấy ghép răng, phục hình răng, điều trị nha chu và chỉnh nha,…
Được dẫn dắt bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, người có nhiều năm kinh nghiệm và từng là chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, đội ngũ bác sĩ răng hàm mặt của Bệnh viện FV luôn tận tâm để mang đến cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc tốt nhất.
Phẫu thuật Miệng và Hàm Mặt
- Chấn thương ở mặt có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm, hốc mắt, xương mặt, cũng như chấn thương ở mô mềm.
- Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, các va chạm mạnh khác.
- Quá trình phẫu thuật hàm mặt hướng tới phục hồi giải phẫu xương mặt, khớp cắn và khả năng nhai, cũng như phục hồi tính thẩm mỹ hài hòa tự nhiên của khuôn mặt.
- Xử trí và nhổ răng khôn
- Phẫu thuật vùng miệng để làm răng giả (phẫu thuật tiền phục hình)
- Ghép mô mềm (nướu, mô liên kết) cho người bị tình trạng tụt nướu
- Điều trị nhiễm trùng răng miệng
- Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ bướu trong xương và mô mềm vùng hàm mặt.
- Với quy trình phẫu thuật cấy ghép răng, đầu tiên vùng chân răng sẽ được thay thế bằng một trụ kim loại có dạng đinh vít. Trụ này tạo nền tảng vững chắc cho răng giả được lắp bên ngoài có hình dạng, cảm giác và hoạt động giống như một chiếc răng tự nhiên.
- Khi mất răng, xương xung quanh thường bị tiêu đi theo thời gian. Việc chuẩn bị cho cấy ghép răng có thể bao gồm thủ thuật ghép xương và nâng xoang, các thủ thuật này do bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa Nha và Phẫu thuật Hàm mặt thực hiện.
Phẫu thuật chỉnh hàm (phẫu thuật chỉnh hình răng miệng)
- Mục đích của phẫu thuật này là giúp điều chỉnh các bất thường từ nhẹ đến nặng các sai hình về xương hàm và răng. Phẫu thuật giúp cải thiện đáng kể khả năng nhai, nói và thậm chí là cải thiện đường thở và vẻ ngoài của bệnh nhân.
- Bệnh nhân gặp tình trạng khó cắn hoặc khó nhai, cằm lẹm, hàm hô, hàm móm, cười hở nướu… có thể được bác sĩ đánh giá để xác định việc phẫu thuật chỉnh hàm có phải là giải pháp tối ưu hay không.
- Phẫu thuật chỉnh hình dị dạng khuôn mặt bẩm sinh hoặc do tai nạn, giúp cải thiện chức năng xương miệng – mặt, khắc phục tình trạng biến dạng khuôn mặt và phục hồi chất lượng cuộc sống.
- Phẫu thuật khe hở môi và vòm miệng (sứt môi, hở hàm ếch).
- Chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật với các bệnh ung thư mặt và ung thư miệng.
- Phẫu thuật điều trị ung thư miệng thường tập trung loại bỏ các mô ung thư và sau đó tạo hình lại vị trí phẫu thuật để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng các phần này.
- Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt cũng thực hiện dịch vụ thẩm mỹ, giúp cải thiện hình dạng khuôn mặt, miệng, răng và xương hàm của bệnh nhân.
- Các loại hình phẫu thuật này bao gồm phẫu thuật tạo hình cằm, để chỉnh hoặc định hình lại vùng cằm, thu nhỏ góc hàm, hạ xương gò má, phẫu thuật mí mắt, căng da mặt, chỉnh sửa sẹo, tái tạo mũi, phẫu thuật thẩm mỹ cằm (độn cằm) và phẫu thuật tai.
Hầu hết những người bị chứng rối loạn này đều trải qua một số triệu chứng phổ biến sau:
- Căng cứng hàm khi cố gắng mở miệng
- Có tiếng kêu ở khớp khi nghiến răng hay há ngậm miệng
- Căng cứng hoặc đau cơ hàm, đặc biệt là khi thức dậy
- Thường xuyên bị đau cổ, nhức đầu, đau tai hoặc đau mặt
- Đau khi há miệng
- Hàm lệch sang một bên, đặc biệt khi há miệng rộng
- Nghiến răng vào ban đêm.
Các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt của FV chuyên chẩn đoán và điều trị các rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm các thủ thuật điều trị bảo tồn và phẫu thuật như bơm rửa khớp thái dương hàm.
Các thủ thuật và phương pháp điều trị khác
- Điều trị thần kinh vùng miệng và mặt.
- Loại bỏ nang và bướu ở xương hàm.
- Xử trí các bệnh lý niêm mạc miệng.
- Xử trí nhiễm trùng khoang miệng, đầu và cổ, bao gồm cả nhiễm trùng khoang mặt có thể đe dọa tới tính mạng.
- Chẩn đoán và xử trí các rối loạn tuyến nước bọt bao gồm nhiễm trùng tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt và các tổn thương lành tính hoặc ác tính.
- Phẫu thuật điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: tùy theo nhu cầu, bác sĩ phẫu thuật hàm mặt có thể loại bỏ mô thừa ở cổ họng hoặc phẫu thuật cắt hàm để di chuyển hàm về phía trước nhằm tạo thêm khoảng trống cho đường thở.
Nha khoa
Là loại phẫu thuật liên quan đến chân răng hoặc tủy răng.
- Phẫu thuật tủy răng được thực hiện để điều trị khi răng bị bệnh hoặc tổn thương, với phần chân răng (tuỷ răng) bị lộ ra ngoài. Phẫu thuật này sẽ loại bỏ tủy răng và chân răng bị viêm từ phía dưới men răng và ngà răng để giảm đau và tránh phải nhổ bỏ răng đó (vì vậy sẽ lấy tủy chân răng). Răng nhiễm trùng sẽ được khoan mở tuỷ, lấy hết tủy và thay thế bằng một chất trám bít ống tuỷ. Sau đó, bác sĩ sẽ bọc mão răng/chụp răng bên trên.
- Thủ thuật lấy tủy răng một phần: là tiền thân của thủ thuật lấy tủy răng. Thủ thuật này bao gồm mở buồng tủy của răng, loại bỏ một phần tủy răng bị viêm và để lại phần còn lại của tủy răng mà không cần phải lấy tủy răng toàn bộ.
- Thủ thuật lấy tủy răng toàn phần: loại bỏ tất cả các tủy răng trong buồng tủy. Sau đó, các ống tuỷ sẽ được tẩm thuốc và làm sạch.
- Cắt bỏ chân răng: là việc loại bỏ phần chóp của chân răng. Thủ thuật này được thực hiện khi việc lấy toàn bộ ống tủy không đủ để giảm đau. Cắt bỏ phần chóp chân răng này bao gồm việc loại bỏ phần chóp hoặc phần cuối của chân răng bằng cách phẫu thuật đi qua lớp nướu và lấy đi phần bị nhiễm trùng. Sau đó, lắp đầy xoang ống tuỷ bằng vật liệu tương hợp sinh học.
- Nhổ răng: phương pháp này thường được thực hiện trên các răng có vấn đề, bị bệnh hoặc bị thừa (trường hợp răng khôn không còn chỗ để mọc trên cung hàm hiện tại). Chúng thường được nhổ bỏ hay phẫu thuật cắt bỏ. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ (làm tê miệng) hoặc gây mê toàn thân (bệnh nhân ngủ trong khi thực hiện thủ thuật).
Khi mất răng do chấn thương hoặc bệnh lý, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như tiêu xương nhanh chóng, khiếm khuyết về giọng nói hoặc thay đổi cách nhai gây khó chịu cho cuộc sống người bệnh. Thay thế một chiếc răng đã mất bằng việc cấy ghép răng có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Hệ thống cấy ghép răng bao gồm trụ răng cấy ghép (hay còn gọi là implant) và trụ mang răng giả (hay còn gọi là trụ abutment), có thể thêm vít cố định trụ abutment. Trụ răng cấy ghép được phẫu thuật đặt vào xương hàm thay cho chân răng. Sau khi cấy, vùng này sẽ lành thương trong khoảng 4 đến 6 tháng.
Sau đó, một răng giả được đặt bên trên trụ răng cấy ghép (thường gồm trụ mang răng giả và mão răng). Răng giả này thường được kết nối với trụ răng cấy ghép bằng vít hoặc xi măng nha khoa để giữ chặt.
Cấy ghép răng thường là một phẫu thuật ngoại trú được thực hiện theo từng giai đoạn, có khoảng thời gian chờ vết thương lành giữa các thủ thuật điều trị. Quá trình cấy ghép răng bao gồm nhiều bước như sau:
- Loại bỏ răng hư
- Chuẩn bị xương hàm (ghép xương), thủ thuật ghép xương này cần thiết nếu xương hàm của bệnh nhân không đủ dày hoặc quá thiếu. Đối với cấy ghép ở hàm trên, có thể cần phải nâng xoang, bao gồm nâng xoang hàm trên lên, sau đó ghép xương giữa hàm trên và xoang hàm. Các thủ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật hàm mặt.
- Đặt trụ răng cấy ghép (đặt implant)
- Đợi xương tích hợp và lành vết thương
- Đặt trụ abutment
- Đặt răng giả.
Toàn bộ quá trình có thể mất nhiều tháng từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành. Phần lớn thời gian đó dành cho việc đợi lành vết thương và chờ sự phát triển xương mới ở trong xương hàm. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người, có thể thực hiện từng thủ thuật hoặc sử dụng từng loại vật liệu chuyên biệt, đôi khi trong một số bước có thể kết hợp các thủ thuật, hay dùng chung các vật liệu với nhau.
Là một thủ thuật nha khoa liên quan đến phục hình răng hoặc thay thế bằng răng giả.
- Bọc răng: Phần mão răng nhân tạo bọc bên ngoài của răng được làm từ các vật liệu tương hợp sinh học khác nhau, ví dụ như hỗn hợp thiếc, vàng và hợp kim nhôm, CMC/ PMC (sứ/ sứ kim loại composite), v.v. Để phục hình răng, răng bên dưới phải được mài nhỏ để có thể bọc mão được.
- Mặt dán (Veneers): Veneers là một lớp phủ mỏng bằng sứ hoặc composite được gắn dính với bề mặt phía trước của răng bằng xi măng nha khoa, nhằm chỉnh sửa các khuyết điểm của răng như răng bị ố vàng hoặc sứt mẻ.
- Cầu răng: là một hàng hoặc một bộ mão răng giả cố định, bao gồm hai hoặc nhiều răng và kết nối với nhau theo dạng bắc cầu. Chúng thay thế một hoặc một vài chiếc răng đã mất.
- Hàm giả: hàm giả bán phần (một phần hàm) hay hàm giả toàn phần (toàn hàm) được gắn chặt vào răng bằng các đầu kim loại hoặc nhựa. Răng giả tạm thời hoặc tháo lắp, có thể tháo ra và đặt vào trong ly nước trước khi ngủ hoặc răng giả vĩnh viễn cần phải gắn vào miệng như cầu răng.
- Kiểm tra định kỳ và làm sạch răng chuyên nghiệp
- Tẩy trắng răng
- Veneers
- Tạo hình nướu
- Làm mão toàn sứ và phục hồi onlay toàn sứ
- Trám răng thẩm mỹ
- Điều trị chỉnh nha giúp cải thiện thẩm mỹ và tình trạng răng lệch lạc, mọc chìa ra (hô) hoặc chen chúc, đồng thời điều chỉnh các vấn đề về khớp cắn.
- Chỉnh nha có thể sử dụng mắc cài hoặc các khí cụ niềng răng trong suốt như khay chỉnh nha VinciSmile (gần như vô hình và thoải mái hơn so với loại niềng răng bằng mắc cài truyền thống) để nắn chỉnh vị trí của răng.
- Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm, thường từ 18 đến 24 tháng.
Đây là một nhánh phẫu thuật nha khoa chuyên điều trị các bệnh về nướu (lợi) hoặc nha chu như viêm nướu và viêm nha chu. Các biến chứng của viêm nha chu bao gồm răng lung lay và phá hủy mô liên kết giữa răng, nướu và xương.
Các phương pháp điều trị nha chu bao gồm cạo vôi răng và xử lý bề mặt chân răng (làm sạch sâu bề mặt chân răng), điều trị bằng laser, phẫu thuật ghép nướu, thủ thuật tái tạo mô có hướng dẫn, thủ thuật kéo dài thân răng, thủ thuật nạo túi nha chu và cấy ghép răng.
Máy quét trong miệng 3D Planmeca Emerald
Đây là một trong những máy quét trong khoang miệng tốt nhất hiện nay, bao gồm một máy quét cầm tay nhỏ sử dụng công nghệ hình ảnh 3D tiên tiến để chụp chính xác hình dạng và màu sắc của răng bệnh nhân.
Máy CBCT ProMax 3D Plus của Planmeca
Chụp phim cắt lớp điện toán với chùm tia dạng hình nón (CBCT) giúp bệnh nhân hình dung được hàm răng, khung xương hàm mặt và các cấu trúc giải phẫu trong không gian ba chiều. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc:
- Lập kế hoạch điều trị chỉnh nha
- Cấy ghép implant
- Chẩn đoán và xử trí chấn thương răng hàm mặt
- Kiểm tra khớp thái dương hàm
- Đánh giá răng khôn hàm dưới tương quan so với dây thần kinh răng dưới
- Lập kế hoạch tiền phẫu thuật để xác định vị trí chính xác của chóp chân răng và đánh giá các cấu trúc giải phẫu lân cận.
Không có kết quả nào được tìm thấy...