Bản Tin Sức Khỏe

Cách giảm thiểu hậu quả của bệnh tim mạch ai cũng cần biết

80% bệnh tim mạch có thể tránh được thông qua việc thực hiện lối sống lành mạnh và biết cách kiểm soát hậu quả của bệnh tim mạch. Sau đây là thông tin cập nhật mới nhất về giải pháp giảm thiểu tối đa hậu quả từ bệnh tim mà ai cũng cần hiểu rõ. 

1. Bệnh tim mạch – Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đồng thời cũng là lý do phổ biến khiến nhiều người phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, việc phòng ngừa hậu quả của bệnh tim mạch có thể thực hiện ngay từ sớm thông qua những thay đổi tích cực trong lối sống và ý thức chủ động khám sức khỏe định kỳ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Cụ thể, bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 16% và đột quỵ chiếm 11% tổng số ca tử vong trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2019, số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ đã tăng hơn 2 triệu, đạt 8,9 triệu ca vào năm 2019

Tại Việt Nam, tình hình cũng trở nên đáng lo ngại. Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, với nhiều trường hợp dưới 30 tuổi đã mắc bệnh.

Hậu quả của bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. (Ảnh: N-IUSSP)

Những con số này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để rõ hơn về tình trạng trẻ hóa của bệnh tim mạch, bạn có thể đọc ngay bài viết: Bệnh tim mạch là gì? Vì sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

2. Tầm soát bệnh tim – Cách giúp giảm thiểu hậu quả của bệnh tim mạch

2.1. Tổng quan về tầm soát bệnh tim

Ba yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà không cần can thiệp y tế hay đo lường mức cholesterol đó là: duy trì hoạt động thể chất, áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải và không hút thuốc. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường hoặc mỡ máu cao, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cần được đặt lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Mặc dù việc thay đổi thói quen sống không hề dễ dàng, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với nhiều bận rộn. Tuy nhiên, chỉ với những điều chỉnh nhỏ như tăng cường vận động mỗi ngày, bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống, bạn đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe của mình. Quan trọng hơn, hãy khám sức khỏe định kỳ và xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp nhằm bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Hiện nay, tầm soát đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các nguy cơ tim mạch, giúp ngăn chặn những hậu quả của bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy tim. Chẳng hạn như, kiểm tra mức cholesterol mỗi 5 năm một lần. Vì Cholesterol “xấu” nếu dư thừa trong máu có thể làm tổn thương động mạch, thúc đẩy sự hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đồng thời, chủ động đo huyết áp định kỳ hằng tháng. Huyết áp cao làm tim phải hoạt động quá sức, dễ dẫn đến suy tim và gia tăng sự lắng đọng chất béo trong động mạch, gây xơ vữa động mạch.

Mức huyết áp lý tưởng đối với người bình thường nên duy trì dưới 140/90 mmHg. Đối với bệnh nhân tiểu đường có tăng huyết áp, chỉ số khuyến nghị là dưới 130/80 mmHg.

Chủ động tầm soát và duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ trái tim mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm trong tương lai.

2.2. Đối tượng cần tầm soát

Tầm soát bệnh tim mạch là một biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Mặc dù mọi người đều nên tầm soát bệnh tim mạch định kỳ để kiểm soát tối đa dấu hiệu sắp đột quỵ và những hậu quả của bệnh tim mạch, nhưng một số đối tượng dưới đây cần đặc biệt lưu ý:

2.2.1 Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

Yếu tố di truyền có tác động lớn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tim mạch (trước 55 tuổi ở nam và trước 65 tuổi ở nữ), bạn có nguy cơ cao hơn so với những người khác. 

Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tim, từ đó giúp bạn có biện pháp điều chỉnh lối sống, hạn chế gặp phải những hậu quả của bệnh tim mạch.

2.2.2 Người trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới

Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch. Từ 40 tuổi trở đi, các chức năng của hệ tim mạch bắt đầu suy giảm, nguy cơ thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch và cao huyết áp tăng cao. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm hơn phụ nữ và dễ gặp phải triệu chứng nhồi máu cơ tim, do đó việc kiểm tra định kỳ trở nên vô cùng cần thiết.

2.2.3 Người mắc các bệnh lý nền

Một số bệnh lý mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao gây áp lực lên thành động mạch, làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu và hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho tim, dẫn đến rối loạn mỡ máu, huyết áp cao và tiểu đường – tất cả đều là yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tim mạch.
  • Tầm soát bệnh tim mạch là điều cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. (Ảnh: Earth.com)

Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch, từ đó có phương án điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tối đa hậu quả của bệnh tim mạch. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao, hãy chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được tầm soát và tư vấn chuyên sâu về sức khỏe tim mạch.

3. Tại sao tầm soát bệnh tim giúp giảm thiểu hậu quả?

Tầm soát bệnh tim mạch là một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Việc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp giảm hậu quả của bệnh tim mạch mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và tiết kiệm chi phí điều trị về lâu dài.

3.1. Phát hiện sớm các vấn đề tim mạch

Bệnh tim mạch thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tầm soát định kỳ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng của bệnh tim mạch.

Một số vấn đề tim mạch có thể được phát hiện sớm qua tầm soát bao gồm:

  • Huyết áp cao: Một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng.
  • Xơ vữa động mạch: Sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm giúp người bệnh có cơ hội điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

3.2. Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Hậu quả của bệnh tim mạch có thể dẫn đến tử vong hoặc những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt, thậm chí đe dọa tính mạng. Việc tầm soát giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng như:

  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi mạch vành bị tắc nghẽn, làm gián đoạn dòng máu cung cấp cho tim.
  • Đột quỵ: Do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu não, có thể dẫn đến liệt nửa người hoặc mất ý thức.
  • Suy tim: Khi tim không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể sẽ gây mệt mỏi, khó thở và giảm khả năng vận động.

Ngoài ra, tầm soát sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường – những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu và tim.

3.3. Tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị

Điều trị bệnh tim mạch ở giai đoạn muộn thường rất phức tạp và tốn kém. Ngược lại, phát hiện sớm giúp người bệnh có cơ hội điều trị hiệu quả với chi phí thấp hơn.

Người mắc bệnh tim ở giai đoạn đầu dễ dàng được chữa khỏi. Bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Mặt khác, người bệnh có thể tránh được những tình huống cấp cứu như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Khi được phát hiện muộn, hậu quả của bệnh tim mạch là rất lớn, người bệnh có thể phải trải qua các thủ thuật như đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch, hoặc thậm chí là ghép tim.

Do đó, tầm soát không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp giảm gánh nặng tài chính cho cả người bệnh và hệ thống y tế.

3.4. Cải thiện chất lượng cuộc sống

Một trái tim khỏe mạnh giúp người bệnh duy trì cuộc sống năng động, thoải mái và tự tin hơn. Chẳng hạn như:

Khi biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, người bệnh có thể chủ động điều chỉnh lối sống và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đồng thời, tiếp tục tham gia các hoạt động thể chất, làm việc và tận hưởng cuộc sống mà không bị gặp trở ngại bởi các triệu chứng của bệnh tim mạch.

Một lối sống lành mạnh kết hợp với kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả của bệnh tim mạch. (Ảnh: Bệnh viện FV)

Tầm soát bệnh tim mạch giúp phát hiện sớm, ngăn ngừa hậu quả của bệnh tim mạch, tiết kiệm chi phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc muốn đảm bảo trái tim luôn khỏe mạnh, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.

4. Quy trình tầm soát bệnh tim mạch toàn diện

Tầm soát bệnh tim mạch là quá trình quan trọng giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ khám tổng quát đến các xét nghiệm chuyên sâu, giúp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe tim mạch và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

4.1. Khám sức khỏe tổng quát

Bước đầu tiên trong quá trình tầm soát là khám tổng quát nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe chung và xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.

  • Đo huyết áp: Kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp, một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch.
  • Cân nặng và chỉ số BMI: Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy đo cân nặng và tính toán chỉ số BMI giúp đánh giá nguy cơ bệnh tim.
  • Đánh giá tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình: Việc xác định các yếu tố di truyền hoặc bệnh lý nền (tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp) giúp bác sĩ có hướng tầm soát phù hợp với từng bệnh nhân.

4.2. Các xét nghiệm chuyên sâu

Bên cạnh khám lâm sàng, các xét nghiệm chuyên sâu đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các rối loạn tim mạch tiềm ẩn.

  • Kiểm tra cholesterol: Xác định mức độ cholesterol xấu (LDL), cholesterol tốt (HDL) và triglyceride, giúp đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Đường huyết: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do đó cần kiểm tra lượng đường trong máu.
  • Men tim: Đo các chỉ số men tim như Troponin để phát hiện tổn thương cơ tim.
  • Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra hoạt động điện tim để phát hiện các bất thường như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim hoặc dấu hiệu bệnh mạch vành.
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm để đánh giá cấu trúc tim, chức năng bơm máu và phát hiện các bệnh lý van tim, suy tim hoặc dị tật tim.
  • Chụp CT hoặc MRI tim (nếu cần): Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI tim để phát hiện tắc nghẽn động mạch, đánh giá mức độ xơ vữa động mạch hoặc tổn thương tim.

Ngoài ra, còn có xét nghiệm máu để hỗ trợ quá trình chẩn đoán tổng quát các bệnh lý liên quan. 

4.3. Tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ phân tích và tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe tim mạch của họ.

  • Đánh giá kết quả xét nghiệm: Giải thích ý nghĩa của các chỉ số và đưa ra chẩn đoán sơ bộ, tiên lượng về những hậu quả của bệnh tim mạch.
  • Xây dựng phác đồ điều trị hoặc phòng ngừa: Nếu phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị như thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc can thiệp y khoa. Nếu chưa có bệnh nhưng có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi định kỳ.
  • Lịch kiểm tra định kỳ: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyến nghị tần suất kiểm tra định kỳ để theo dõi và duy trì sức khỏe tim mạch.

Quy trình tầm soát bệnh tim mạch toàn diện giúp phát hiện sớm các vấn đề tim mạch, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời, tránh những hậu quả của bệnh tim mạch. 

5. Những lưu ý quan trọng khi tầm soát bệnh tim

Để đạt được hiệu quả tối ưu, khi lên kế hoạch đến bệnh viện khám tầm soát bệnh tim, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố quan trọng trong quá trình tầm soát bao gồm:

5.1. Tầm soát đều đặn theo định kỳ

Việc tầm soát bệnh tim mạch cần được thực hiện đều đặn theo khuyến nghị của bác sĩ, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

5.1.1 Tần suất tầm soát:

  • Người khỏe mạnh: Nên kiểm tra sức khỏe tim mạch ít nhất 1 lần/năm.
  • Người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch): Nên thực hiện tầm soát 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

5.1.2 Lợi ích của việc tầm soát định kỳ:

  • Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ngay cả khi chưa có triệu chứng.
  • Cho phép bác sĩ theo dõi diễn biến sức khỏe tim mạch, từ đó điều chỉnh phương án điều trị kịp thời, tránh một số hậu quả của bệnh tim mạch.

5.2 Lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Chọn một trung tâm y tế chuyên khoa tim mạch uy tín là yếu tố quan trọng quyết định đến độ chính xác của kết quả tầm soát và hiệu quả điều trị sau này.

Tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế:

  • Trang thiết bị hiện đại: Đảm bảo có các máy móc tiên tiến như điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim Doppler, chụp CT/MRI tim để hỗ trợ chẩn đoán chính xác.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm sẽ giúp đánh giá kết quả và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Dịch vụ chăm sóc toàn diện: Hỗ trợ tư vấn sức khỏe, theo dõi và điều trị kịp thời sau khi có kết quả tầm soát.

Lựa chọn một bệnh viện uy tín sẽ giúp bệnh nhân an tâm hơn trong quá trình tầm soát và điều trị, từ đó hạn chế gặp phải hậu quả của bệnh tim mạch.

5.3. Kết hợp lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc tầm soát định kỳ, duy trì một lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch.

5.3.1 Chế độ ăn uống khoa học

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt).
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường tinh luyện.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, dầu ô liu, các loại hạt.

5.3.2 Tập luyện thể dục đều đặn

  • Dành ít nhất 30 phút/ngày để tập thể dục như đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe.
  • Duy trì vận động giúp tăng cường lưu thông máu, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim.

5.3.3 Kiểm soát căng thẳng, tránh stress

  • Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Thực hành các phương pháp thư giãn như thiền, hít thở sâu hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng.

6. Kết luận

Tóm lại, tầm soát bệnh tim là phương pháp tối ưu giúp phát hiện sớm các vấn đề tim mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy tim. Việc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị sớm mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, duy trì sức khỏe tim mạch ổn định lâu dài, tránh đối mặt với hậu quả của bệnh tim mạch.

Để đảm bảo quá trình tầm soát và điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên lựa chọn Bệnh viện FV – nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện FV không chỉ cung cấp dịch vụ tầm soát chuyên sâu mà còn có các phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân, giúp kiểm soát bệnh tim cũng như các bệnh lý phức tạp khác một cách toàn diện.

TS.BS Hồ Minh Tuấn, Trưởng khoa tim mạch, Bệnh viện FV tự hào  khẳng định: “Năng lực điều trị bệnh tim mạch của Việt Nam không thua kém thế giới đâu, cái chúng ta thiếu chỉ là máy móc, phương tiện và nguồn tài chính phục vụ cho các công trình nghiên cứu mà thôi. Rất may mắn là tại FV, những hạn chế đó đã được khắc phục và những bác sĩ như tôi có thể toàn tâm toàn ý, không cần đắn đo khi cứu người” (Nguồn đưa tin: Báo Dân Trí)

Chất lượng khám và điều trị các bệnh lý tim mạch của Bệnh viện FV luôn được đánh giá cao. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao NSƯT Công Ninh đến Bệnh viện FV tầm soát đột quỵ thông qua Video ghi nhận dưới đây:

Thông tin liên hệ Bệnh viện FV:

Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM

Zalo
Facebook messenger