Bản Tin Sức Khỏe

Chấn thương cổ tay bao lâu khỏi? Mẹo giúp chữa khỏi chấn thương cổ tay nhanh nhất

Chấn thương cổ tay là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra do té ngã, va chạm mạnh hoặc vận động sai tư thế. Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày.

Vậy bị chấn thương ở cổ tay bao lâu thì khỏi? Có cách nào giúp phục hồi nhanh chóng hơn? Hãy cùng tìm hiểu ngay những mẹo hữu ích giúp giảm đau, tăng tốc độ lành thương và lấy lại sự linh hoạt cho cổ tay một cách hiệu quả qua bài viết sau!

1. Tổng quan về tình trạng chấn thương cổ tay

Cổ tay là bộ phận quan trọng của cơ thể, đóng vai trò then chốt trong các hoạt động hằng ngày như cầm nắm, viết, đánh máy hay chơi thể thao,… Khi bị chấn thương, vùng cổ tay sẽ yếu đi và cảm thấy sưng phù, đau nhức, đặc biệt khi cố gắng vận động, xoay cổ tay hoặc cầm nắm đồ vật,… cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Lúc này, các cử động cần sử dụng cổ tay sẽ bị hạn chế. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng cổ tay đau nhức, sưng viêm có thể kéo dài hoặc ngày càng nặng hơn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện chấn thương ở vùng cổ tay và xử lý đúng cách ngay từ đầu là rất quan trọng.

Cổ tay rất dễ bị chấn thương (Ảnh: Orthobethesda)

Có ba loại chấn thương cổ tay thường gặp nhất là bong gân cổ tay, trật khớp cổ tay và gãy cổ tay. Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian hồi phục chấn thương sẽ khác nhau:

  • Nếu chỉ bị bong gân nhẹ, người bệnh có thể phục hồi sau vài tuần. 
  • Nếu bị trật khớp cổ tay có thể mất vài tháng để hồi phục. 
  • Nếu bị gãy cổ tay, người bệnh cần được can thiệp y tế (phẫu thuật) nối liền nên sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại như ban đầu.

Để được chữa trị an toàn và hiệu quả, người bệnh nên thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện FV là một địa chỉ tin cậy với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị tiên tiến sẽ giúp chẩn đoán chính xác, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế nguy cơ tái phát.

2. Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương cổ tay

Chấn thương vùng cổ tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như từ những tai nạn bất ngờ hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân gây chấn thương ở cổ tay sẽ giúp người bệnh có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

2.1. Té ngã chống tay xuống đất

Khi té ngã, chúng ta thường có phản xạ tự nhiên là chống tay xuống đất để đỡ cơ thể. Đây chính là nguyên nhân thường gặp gây chấn thương cổ tay, đặc biệt ở đối tượng trẻ em, người chơi thể thao và người cao tuổi. 

Khi chống mạnh tay xuống đất một cách bất ngờ, lực tác động mạnh có thể gây bong gân, gãy xương hoặc tổn thương dây chằng cổ tay. Để tránh tổn thương không mong muốn, bạn nên cẩn thận khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, trơn trượt hoặc tham gia các hoạt động thể chất.

Khi té ngã nếu chống tay xuống đất trước sẽ rất nguy hiểm (Ảnh: Foxsports)

2.2. Chấn thương do hoạt động lặp đi lặp lại

Những thói quen không tốt như đánh máy liên tục, sử dụng điện thoại quá nhiều,… hoặc chơi các môn thể thao cần vận động cổ tay thường xuyên như tennis, bóng bàn, bóng chuyền, golf,… có thể khiến cổ tay bị quá tải. Lâu dần có thể dẫn đến viêm gân hoặc hội chứng ống cổ tay, gây đau nhức và giảm khả năng vận động. 

Vì vậy, để tránh tạo áp lực lớn lên cổ tay gây chấn thương, bạn cần cho cổ tay “nghỉ ngơi” sau một thời gian vận động. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập giãn cơ, đặc biệt là các bài tập liên quan để cổ tay sẽ giúp hạn chế nguy cơ chấn thương.

2.3. Tác động mạnh từ bên ngoài

Những chấn thương do tai nạn giao thông, va đập mạnh hoặc chấn thương thể thao,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây chấn thương cổ tay. Khi có lực tác động mạnh lên cổ tay có thể dẫn đến trật khớp, nứt xương, hoặc thậm chí gây ra những tổn thương nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. 

Vậy nên, sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao như băng quấn bảo vệ cổ tay là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cẩn trọng trong các hoạt động hằng ngày để giảm nguy cơ chấn thương không mong muốn.

Khi cổ tay bất ngờ chịu lực tác động mạnh có thể dẫn đến chấn thương (Ảnh: Aascspine)

3. Chấn thương cổ tay bao lâu thì khỏi?

Như đã nói ở trên, thời gian hồi phục chấn thương ở vùng cổ tay sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp điều trị. Một số trường hợp nhẹ có thể khỏi sau vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Trong khi các chấn thương nghiêm trọng có thể mất đến vài tháng hoặc lâu hơn.

3.1. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ tổn thương

Đối với các trường hợp chỉ bị chấn thương nhẹ như bong gân hay viêm gân nhẹ, người bệnh có thể hồi phục trong vòng 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, trong quá trình chờ phục hồi, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý và chăm sóc cổ tay đúng cách. Bên cạnh đó có thể sử dụng băng nén, chườm lạnh và thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ quá trình lành thương.

Đối với trường hợp chấn thương ở mức trung bình như rách dây chằng, trật khớp nhẹ, viêm gân mạn tính,… cần khoảng 1 – 3 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể cần sử dụng nẹp cố định hoặc thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cổ tay.

Đối với trường hợp chấn thương nặng như gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương nghiêm trọng,… thời gian hồi phục có thể kéo dài 3 – 6 tháng, thậm chí lâu hơn nếu phải can thiệp phẫu thuật. 

Tùy mức độ bị thương mà thời gian hồi phục cũng khác nhau (Ảnh: Afcurgentcaretn)

3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục

Việc nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục chấn thương cổ tay sẽ giúp bệnh nhân có kế hoạch điều trị hiệu quả, nhanh chóng và an toàn hơn. Dưới đây là những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ lành thương:

  • Mức độ tổn thương: Tổn thương càng nghiêm trọng, thời gian hồi phục càng kéo dài.
  • Phương pháp điều trị: Nếu được chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương và can thiệp kịp thời, quá trình phục hồi chức năng cổ tay sẽ nhanh hơn, đồng thời bệnh nhân có thể tránh được biến chứng sau chấn thương.
  • Sự tuân thủ của bệnh nhân: Việc nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các bài tập phục hồi đúng cách,… sẽ giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi. Ngược lại, nếu chủ quan hoặc bỏ qua các biện pháp hỗ trợ, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn dự kiến.
  • Địa điểm điều trị: Việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế chất lượng như Bệnh viện FV sẽ cung cấp phương pháp điều trị tiên tiến, giúp rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.

4. Mẹo giúp chữa chấn thương cổ tay nhanh nhất

Chấn thương ở cổ tay ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày và công việc. Chính vì vậy, việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh biến chứng. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả giúp cổ tay nhanh chóng bình phục.

4.1. Đến ngay Bệnh viện FV để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả

Bệnh viện FV là một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đầu ngành chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bệnh nhân xác định chính xác mức độ tổn thương cổ tay. 

Việc áp dụng phương pháp điều trị chấn thương cổ tay đúng ngay từ đầu không chỉ giúp rút ngắn thời gian phục hồi mà còn hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng lâu dài. Ngoài ra, Bệnh viện FV còn sở hữu hệ thống vật lý trị liệu tiên tiến, có thể hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng cổ tay một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Đến Bệnh viện FV để được thăm khám giúp nhanh hồi phục chấn thương (Ảnh: Bệnh viện FV)

4.2. Áp dụng phương pháp R.I.C.E ngay khi bị chấn thương

Phương pháp sơ cứu chấn thương R.I.C.E đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao. Đây là một hệ thống kết hợp các biện pháp sơ cứu khi gặp chấn thương nhằm giảm đau, sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi. R.I.C.E là từ viết tắt của 4 bước sơ cứu, bao gồm:

  • R – Rest (Nghỉ ngơi): Sau khi chấn thương cổ tay, người bệnh nên tránh vận động cổ tay quá mức để xương khớp nghỉ ngơi và cơ thể có thời gian phục hồi, hạn chế tổn thương nặng hơn.
  • I – Ice (Chườm đá): Cần chườm đá trong 48 – 72 giờ đầu sau chấn thương để giảm sưng và đau, đặc biệt là khi bị bong gân và giãn dây chằng. Mỗi lần chườm đá nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút và cách nhau khoảng 120 – 180 phút.
  • C – Compression (Băng ép): Dùng băng để quấn cố định cổ tay giúp hạn chế sưng. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt vì có thể gây cản trở lưu thông máu, làm tăng cảm giác đau, sưng, tê ở vị trí chấn thương.
  • E – Elevation (Kê cao tay): Hãy giữ cổ tay cao hơn tim, đặc biệt là vào ban đêm khi đi ngủ để giảm sưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol hoặc ibuprofen, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Áp dụng biện pháp sơ cứu khi bị chấn thương (Ảnh: Formhandtherapy)

4.3. Điều trị vật lý trị liệu đúng cách

Sau khi qua giai đoạn viêm cấp tính, điều trị vật lý trị liệu là bước quan trọng giúp phục hồi chức năng cổ tay và giảm thiểu khả năng tái phát. Việc áp dụng đúng các bài tập phục hồi chấn thương cổ tay sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả, cổ tay nhanh chóng lấy lại sự linh hoạt và sức mạnh.

Tại Bệnh viện FV, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng cụ thể của cổ tay. Các phương pháp hiện đại và thiết bị hỗ trợ tiên tiến tại Bệnh viện FV sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn so với phương pháp điều trị thông thường.

4.4. Sử dụng nẹp cổ tay nếu cần

Nẹp cổ tay giúp cố định vùng cổ tay bị chấn thương, hạn chế vận động mạnh, từ đó giúp bảo vệ cổ tay, giảm áp lực và ngăn ngừa tổn thương nặng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng nẹp cổ tay quá lâu có thể gây cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ tay sau khi phục hồi.

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng nẹp trong thời gian cần thiết. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đảm bảo cổ tay phục hồi hiệu quả.

4.5. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh tái phát

Để tránh tái phát chấn thương cổ tay, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt là rất quan trọng. Một số biện pháp bảo vệ cổ tay bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Hạn chế vận động mạnh: Tránh bẻ, vặn cổ tay quá mức hay thực hiện các động tác mạnh khiến cổ tay chịu áp lực lớn. 
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Nếu bạn làm việc thường xuyên với máy tính, bạn có thể sử dụng bàn kê cổ tay để giữ cổ tay ở vị trí thoải mái, đồng thời giảm áp lực lên khớp cổ tay.
  • Chế độ ăn uống giàu canxi và collagen: Việc bổ sung canxi và collagen vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương nhanh chóng và hạn chế tái phát.
Sử dụng băng bảo vệ cổ tay khi vận động, chơi thể thao (Hình: Healthshots)

5. Khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến ngay Bệnh viện FV để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Cổ tay sưng to, đau nhức kéo dài không giảm sau 48 giờ có thể là dấu hiệu cổ tay tổn thương nghiêm trọng.
  • Không thể cử động cổ tay hoặc cảm giác tê liệt, yếu cơ, bạn cần đến ngay Bệnh viện FV để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
  • Cổ tay có dấu hiệu biến dạng như cong, lệch vị trí xương, có thể cổ tay của bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp, cần can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Đau dữ dội ngay cả khi nghỉ ngơi có thể là báo hiệu chấn thương nghiêm trọng cần được điều trị ngay.
Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu đau nhức cổ tay (Ảnh: Starkvilleurgentcareclinic)

6. Kết luận

Chấn thương cổ tay có thể mất từ vài tuần đến vài tháng để hồi phục, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp điều trị. Vậy nên, để chấn thương nhanh khỏi, mẹo quan trọng nhất là đến ngay Bệnh viện FV để được chẩn đoán chính xác và áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến.

TS.BS Lê Trọng Phát – Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện FV chia sẻ: “Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện còn có quy trình chuyên môn chuẩn quốc tế đáp ứng được mong muốn chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân.”

TS.BS Lê Trọng Phát – Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện FV (Ảnh: Dân Trí)

Cùng xem video sau để hiểu hơn về năng lực điều trị chấn thương cổ tay của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện FV:

 

Bệnh viện FV cam kết mang lại những giải pháp điều trị tối ưu. Từ đó giúp rút ngắn thời gian phục hồi và giảm thiểu các rủi ro biến chứng, đặc biệt là trong các ca chấn thương ở vùng cổ tay.

Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ như chườm lạnh, băng nẹp, vật lý trị liệu đúng cách để rút ngắn thời gian hồi phục. Chấn thương cổ tay nếu không được điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài.

Vì vậy, đừng chủ quan, hãy thăm khám và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện FV để bảo vệ sức khỏe cổ tay và đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn.

Thông tin liên hệ Bệnh viện FV:

Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM

Zalo
Facebook messenger