Mục lục
- 1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mắt
- 2. Đục thủy tinh thể là gì?
- 2.1 Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
- 2.2 Các loại đục thủy tinh thể
- 3. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
- 4. Triệu chứng nhận biết đục thủy tinh thể
- 5. Đục thủy tinh thể có chữa được không?
- 5.1 Phương pháp điều trị
- 5.2 Tỷ lệ thành công và an toàn
- 6. Phòng ngừa và chăm sóc mắt
- 7. Kết luận
Đục thủy tinh thể là một trong số các bệnh về mắt thường gặp. Bệnh đục thủy tinh thể không thể tự khỏi và nếu không được điều trị, đục thủy tinh thể có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến mù lòa hoàn toàn. Vậy, đục thủy tinh thể là gì? Bệnh đục thủy tinh thể có chữa được không? Dưới đây là những thông tin giải đáp cho các thắc mắc này.
1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mắt
Nếu để giải đáp câu hỏi: “Cách phòng tránh đục thủy tinh thể là gì?” thì có lẽ đó là việc chú trọng chăm sóc sức khỏe của mắt ngay từ hôm nay, tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt uy tín.
Đục thủy tinh thể không được điều trị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới. Cụ thể, đục thủy tinh thể là nguyên nhân thứ ba gây mất thị lực hoàn toàn, chỉ sau thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và tăng nhãn áp.

Mặt khác, ngoài nguy cơ mất thị lực, nhiều người cũng thắc mắc những biến chứng khác của đục thủy tinh thể là gì? Theo các bác sĩ nhãn khoa, những người mắc bệnh đục thủy tinh thể trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Tăng nhãn áp: Khi thủy tinh thể ngày càng cứng và gia tăng thể tích, nó có thể gây áp lực lên các cấu trúc nội nhãn, dẫn đến tăng nhãn áp. Áp lực nội nhãn tăng cao có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây mất thị lực vĩnh viễn.
- Tắc nghẽn vùng bè: Ở mắt khỏe mạnh, thủy dịch lưu thông qua đồng tử ra trước mắt và thoát ra ngoài thông qua một hệ thống dẫn lưu gọi là vùng bè (trabecular meshwork). Tuy nhiên, trong trường hợp góc đóng, mống mắt (phần quyết định màu mắt) di chuyển về phía trước, làm bít tắc các kênh dẫn lưu. Sự cản trở này khiến thủy dịch không thể thoát ra ngoài, dẫn đến tăng áp lực nội nhãn và có thể gây tổn thương thần kinh thị giác (tăng nhãn áp).
- Viêm màng bồ đào: Sự biến đổi của thủy tinh thể có thể kích thích phản ứng viêm trong mắt, gây viêm màng bồ đào, một tình trạng có thể ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc nội nhãn khác nhau.
Nếu không điều trị kịp thời, thủy tinh thể có thể phì đại quá mức, khiến phẫu thuật trở nên phức tạp. Phẫu thuật điều trị tiêu chuẩn là tán nhuyễn thể thủy tinh bằng sóng siêu âm (phacoemulsification), trong đó thủy tinh thể bị đục được phá vỡ thành các mảnh nhỏ trước khi hút ra ngoài qua đường rạch nhỏ. Thế nhưng, nếu thủy tinh thể quá lớn hoặc quá cứng, năng lượng siêu âm cao có thể gây tổn thương các mô xung quanh. Trong những trường hợp này, bác sĩ phải sử dụng phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể qua đường rạch nhỏ (SICS – Small Incision Cataract Surgery) để lấy toàn bộ thủy tinh thể ra nguyên vẹn.
2. Đục thủy tinh thể là gì?
2.1 Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị mờ do sự tích tụ bất thường của protein, làm cản trở ánh sáng đi qua và ảnh hưởng đến thị lực. Quá trình này còn được gọi là hiện tượng đục hóa thủy tinh thể. Bệnh thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên, khi các protein trong thủy tinh thể bị phân rã và tích tụ theo thời gian. Ngoài ra, đục thủy tinh thể cũng có thể phát triển do chấn thương mắt, do bệnh lý nền hoặc tác động từ môi trường.

2.2 Các loại đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trong thủy tinh thể và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Vậy, để trả lời cho câu hỏi “sự khác biệt giữa các loại đục thủy tinh thể là gì?” Câu trả lời dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Các loại đục thủy tinh thể phổ biến:
- Đục thủy tinh thể vỏ (Cortical Cataract): Xuất hiện ở vùng vỏ ngoài của thủy tinh thể, đặc trưng bởi các dải mờ đục hình nan hoa lan từ rìa vào trung tâm.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh (Congenital Cataract): Xảy ra ngay từ khi sinh ra hoặc trong những năm đầu đời. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thị giác của trẻ.
- Đục thủy tinh thể nhân (Nuclear Cataract): Ảnh hưởng đến vùng trung tâm (nhân) của thủy tinh thể, thường tiến triển chậm theo tuổi tác. Đây là một trong những loại đục thủy tinh thể phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
- Đục thủy tinh thể thứ phát (Secondary Cataract): Xảy ra sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, do sự phát triển của mô sẹo ở bao sau thủy tinh thể, làm cản trở tầm nhìn.
- Đục thủy tinh thể do chấn thương (Traumatic Cataract): Hình thành sau chấn thương mắt, có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau nhiều năm.
- Đục thủy tinh thể dưới bao sau (Posterior Subcapsular Cataract): Xuất hiện ở lớp sau của bao thủy tinh thể, gây suy giảm thị lực nhanh chóng và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đọc, nhìn gần và cảm nhận ánh sáng chói.
Mỗi loại đục thủy tinh thể có đặc điểm tiến triển khác nhau, nhưng đều có thể dẫn đến suy giảm thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một bệnh lý về mắt nhiều người gặp phải, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là quá trình lão hóa. Khi tuổi tác tăng cao, các protein trong thủy tinh thể bị tích tụ và làm giảm độ trong suốt của nó. Bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác có thể tiến triển từ từ trong nhiều năm hoặc diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài tháng. Ban đầu, bệnh thường ảnh hưởng đến tầm nhìn xa trước khi tác động đến khả năng nhìn gần.
Các nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể là gì? Sau đây là một số yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể:
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Xuất hiện ngay từ khi sinh ra hoặc trong những năm đầu đời, ảnh hưởng đến khoảng 0,03% trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhược thị (suy giảm thị lực không hồi phục).
- Đục thủy tinh thể thứ phát: Phát triển sau các phẫu thuật mắt (ví dụ: phẫu thuật đục thủy tinh thể), do các bệnh lý về mắt (như cận thị nặng, bệnh võng mạc), hoặc liên quan đến việc sử dụng corticosteroid lâu dài. Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như tiểu đường và tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Đục thủy tinh thể do chấn thương: Có thể xảy ra sau khi mắt bị chấn thương. Đặc biệt, triệu chứng đục thủy tinh thể do chấn thương có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc nhiều năm sau.
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp kể trên, những nguyên nhân khác cũng có thể góp phần đẩy nhanh quá trình đục thủy tinh thể, bao gồm:
- Lối sống không lành mạnh
- Phơi nhiễm với tia hồng ngoại, bức xạ ion hóa (như xạ trị).
- Tiếp xúc với sóng vi ba ở mức độ cao.
4. Triệu chứng nhận biết đục thủy tinh thể
Không ít người thắc mắc về triệu chứng của đục thủy tinh thể là gì? Thông thường, triệu chứng rõ nhất của đục thủy tinh thể là thị lực dần bị suy giảm theo thời gian do thủy tinh thể bị mờ. Điều này có thể khiến người bệnh khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng, được gọi là chứng sợ ánh sáng. Trong trường hợp đục thủy tinh thể do chấn thương hoặc thứ phát, bệnh có thể diễn tiến nhanh hơn.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
- Nhìn mờ, hình ảnh không rõ nét.
- Xuất hiện các đốm nhỏ trong tầm nhìn.
- Giảm khả năng nhận diện độ tương phản và chiều sâu.
- Hiện tượng lóe sáng hoặc nhìn thấy quầng sáng quanh nguồn sáng (đèn pha, bóng đèn).
- Biến đổi khả năng cảm nhận màu sắc.
- Thị lực không cải thiện ngay cả khi thay kính thường xuyên.
Đối với bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em có thể gây nhược thị ở một hoặc cả hai mắt, hoặc gây lác mắt. Một số trường hợp còn làm tăng nhãn áp bẩm sinh hoặc các dị tật mắt cần được thăm khám và chẩn đoán sớm.
Tìm hiểu nhiều hơn về các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể qua bài viết: (48) Triệu chứng đục thủy tinh thể: Khi nào cần đến bệnh viện?

(*) Lưu ý: Bệnh đục thủy tinh thể không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng sau:
- Chảy nước mắt, ngứa mắt, khô mắt: Những triệu chứng này thường liên quan đến quá trình lão hóa hoặc các bệnh lý khác của mắt, không trực tiếp do đục thủy tinh thể gây ra.
- Đỏ mắt: Trừ những trường hợp biến chứng, đục thủy tinh thể không gây đỏ mắt.
- Đau mắt, đau đầu, nhức mỏi mắt: Bệnh đục thủy tinh thể không gây đau đớn. Nếu xuất hiện triệu chứng này, người bệnh cần được kiểm tra để loại trừ các bệnh lý khác như tăng nhãn áp hoặc viêm mắt.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, đặc biệt là khi thị lực giảm sút đáng kể, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Đục thủy tinh thể có chữa được không?
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh này. Vậy, phương pháp điều trị đục thủy tinh thể là gì? Đục thủy tinh thể có chữa được không? Dưới đây là một số lý giải cho những câu hỏi này.
5.1 Phương pháp điều trị
Giai đoạn đầu: Khi đục thủy tinh thể chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, có thể sử dụng kính hỗ trợ hoặc điều chỉnh môi trường ánh sáng để cải thiện tầm nhìn. Bổ sung các vitamin như C, A, E cũng có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật: Khi bệnh tiến triển và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL) là lựa chọn tối ưu. Phương pháp phổ biến nhất đó là phẫu thuật Phacoemulsification (Phaco), sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ và loại bỏ thủy tinh thể bị đục, sau đó thay thế bằng IOL. Phương pháp này có ưu điểm là vết mổ nhỏ, thời gian phục hồi nhanh và ít biến chứng.
5.2 Tỷ lệ thành công và an toàn
Phẫu thuật đục thủy tinh thể được coi là an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ thành công cao. Sau phẫu thuật, thị lực của bệnh nhân thường được cải thiện rõ rệt, giúp họ trở lại với các hoạt động thường ngày một cách bình thường. So với những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không điều trị, phẫu thuật đục thủy tinh thể là một can thiệp an toàn, giúp phục hồi thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Việc phát hiện và điều trị sớm đục thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực và duy trì chất lượng cuộc sống. Thông qua nhiều kết quả điều trị, câu trả lời cho thắc mắc: “Đục thủy tinh thể có chữa được không?” – đó là: “Có!”
Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể, hãy đến ngay bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa mắt tư vấn và điều trị kịp thời.
6. Phòng ngừa và chăm sóc mắt
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn đục thủy tinh thể. Không có loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống nào có thể làm thủy tinh thể trong suốt trở lại. Đeo kính cũng không thể cải thiện thị lực đáng kể vì không thể khắc phục tình trạng mờ đục của thủy tinh thể.
Mặc dù không thể phòng tránh hoàn toàn, nhưng một số biện pháp sau đây có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh:
- Bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại: Đeo kính râm chống tia cực tím khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với bức xạ mạnh hoặc giới hạn liều xạ trị nếu cần thiết.
- Kiểm soát bệnh lý nền: Duy trì mức đường huyết ổn định nếu mắc bệnh tiểu đường để hạn chế tổn thương mắt.
- Sử dụng thuốc hợp lý: Chỉ dùng corticosteroid khi có chỉ định từ bác sĩ, tránh lạm dụng ngay cả với thuốc mỡ mắt thông thường.
- Phòng tránh chấn thương mắt: Đeo kính bảo hộ khi tham gia các môn thể thao như bóng quần, cầu lông hoặc khi làm việc trong môi trường có nguy cơ tổn thương mắt.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Tăng cường trái cây và rau xanh trong chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và giảm thiểu rượu bia để làm chậm quá trình lão hóa.
- Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ: Tiêm phòng rubella trước khi mang thai để phòng ngừa đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Dù áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đục thủy tinh thể vẫn có thể xảy ra theo thời gian khi tuổi tác tăng cao. Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, phẫu thuật là phương pháp tối ưu để phục hồi thị lực và cải thiện chất lượng cuộc sống.
7. Kết luận
Như vậy, đục thủy tinh thể là một bệnh lý về mắt phổ biến nhưng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Việc thăm khám sớm và tầm soát các bệnh lý về mắt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, hãy đến ngay Bệnh viện FV để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện FV được thực hiện với trang thiết bị hiện đại, giúp bệnh nhân phục hồi thị lực tốt nhất, mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện FV, việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị nhãn khoa đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi thị lực cho bệnh nhân. Bác sĩ Mai chia sẻ: “Tôi thật sự vui và hạnh phúc khi nhiều năm qua đã giúp nhiều bệnh nhân tìm lại được đôi mắt sáng khỏe.”

Một trong những thành quả đáng tự hào trong điều trị đục thủy tinh thể của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện FV được thể hiện qua video: 15 phút lấy lại đôi mắt sáng cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể
Bệnh viện FV tự hào là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về mắt, mang đến sự an tâm và chất lượng điều trị tối ưu cho người bệnh. Khi bạn chưa biết rõ về cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể là gì hoặc cần tìm bệnh viện chất lượng để chữa lành các bệnh về mắt, hãy đến ngay Bệnh viện FV để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp bạn lấy lại ánh sáng cuộc sống!
Thông tin liên hệ Bệnh viện FV:
- Số điện thoại: (028) 54 11 33 33
- Website: https://www.fvhospital.com/vi/
Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM