Mục lục
- 1. Tổng quan về tiểu đường thai kỳ
- 2. Tiểu đường thai kỳ là gì?
- 2.1 Định nghĩa tiểu đường thai kỳ
- 2.2 Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
- 3. Tiểu đường thai kỳ có thật sự nguy hiểm?
- 3.1 Ảnh hưởng đến mẹ bầu
- 3.2 Ảnh hưởng đến thai nhi
- 3.3 Nguy cơ lâu dài cho mẹ và bé
- 4. Chẩn đoán và kiểm soát tiểu đường thai kỳ
- 4.1 Cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
- 4.2 Phương pháp kiểm soát bệnh
- 5. Vì sao Bệnh viện FV là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát tiểu đường thai kỳ?
- 5.1 Hệ thống xét nghiệm hiện đại, chẩn đoán chính xác
- 5.2 Phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
- 5.3 Dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói – Thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở như đi nghỉ dưỡng
- 5.4 Hỗ trợ bảo hiểm y tế – Chi phí hợp lý, dịch vụ đẳng cấp
- 6. Kết luận
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Cập nhật thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ là gì, mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa bệnh.
1. Tổng quan về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, được xem như một trong những rối loạn phổ biến trong thai kỳ nhưng thường bị xem nhẹ. Các nghiên cứu cho rằng có khoảng 2% tới 10% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng này.
Bệnh lý thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện khó khăn và biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh. Qua đó, nhiều sản phụ lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh và tìm hiểu cách kiểm soát.

Để có giải pháp tốt nhất, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và theo dõi định kỳ. Trường hợp nếu tình huống xấu xảy ra, sản phụ phải được điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và có năng lực tại Bệnh viện FV giúp đảm bảo thai kỳ an toàn và sức khỏe thật tốt cho mẹ và bé.
2. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là mối nguy hiểm mà không một ai mong muốn gặp phải trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại chủ quan về vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về đái tháo đường và nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần nắm chắc những thông tin sau.
2.1 Định nghĩa tiểu đường thai kỳ
Nhiều mẹ bầu thắc mắc: “Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” Đây là tình trạng cơ thể sản phụ không sản xuất đủ insulin để điều hòa lượng đường trong máu.
Bệnh lý thường phát triển từ tuần thai thứ 24 đến 28 với các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số sản phụ xuất hiện những triệu chứng khi đường huyết tăng cao, cụ thể như:
- Thường xuyên thấy khát nước quá nhiều, thậm chí dậy vào nửa đêm để bổ sung nước.
- Lượt đi tiểu trong ngày cao hơn và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với những thai phụ khác.
- Trường hợp bị trầy xước, vết thương lành khá lâu.
- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín dùng thuốc nhưng không mang đến hiệu quả.
- Dấu hiệu khác về tiểu đường thai kỳ bao gồm như: Sụt cân, thiếu sức sống , mờ mắt và mệt mỏi.
- Luôn ở trong tình trạng khô miệng.

2.2 Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
Dù chỉ là những biểu hiện nhỏ song sản phụ cần rất cẩn thận trong giai đoạn cuối của thai kỳ bao gồm cả bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
Trong quá trình ăn uống, cơ thể phân huỷ carbohydrate từ thực phẩm thành đường glucose. Loại này sẽ đi vào máu và chuyển thành tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Một cơ quan khác là tuyến tụy tạo ra loại hormone mang tên insulin, vận chuyển đường vào các tế bào đồng thời giảm lượng đường trong máu. Đái tháo đường thai kỳ sẽ xảy ra khi sự thay đổi nội tiết tố làm giảm khả năng sử dụng insulin.
Ngoài vấn đề trên, nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ còn đến từ các yếu tố sau:
- Thai phụ đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 2
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học dẫn đến hệ luỵ béo phì.
- Đứa bé thứ nhất và thứ 2 nặng hơn 4.1 kg
- Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi.
- Không tập thể dục thể thao và tăng cân không kiểm soát ở quá trình thai kỳ.
- Tiền sử của mẹ bầu liên quan đến sinh non, thai dị tật bẩm sinh và thai lưu không rõ nguyên nhân.
3. Tiểu đường thai kỳ có thật sự nguy hiểm?
Nhiều mẹ bầu khi nhắc đến tiểu đường thai kỳ thường hoang mang, lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm hay không. Liệu nó chỉ là vấn đề tạm thời hay để lại hậu quả lâu dài?
3.1 Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Khi mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ, sức khỏe của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp, đột quỵ, suy gan và suy thận.
Ngoài ra, bệnh còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai tự nhiên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Không chỉ vậy, đái tháo đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ sinh mổ do thai lớn. Đáng lo ngại hơn, bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh, với khoảng 45% thai phụ tái mắc bệnh ở lần mang thai tiếp theo.
3.2 Ảnh hưởng đến thai nhi
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng không mong muốn cho thai nhi. Vậy bệnh lý này ảnh hưởng như thế nào? Dưới đây là các thông tin về những tác động bất lợi của bệnh đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi.
- Ở 3 tháng đầu của thai kỳ: Thai sẽ không phát triển hoặc dấu hiệu thai lưu, dị tật bẩm sinh.
- Ở 3 tháng giữa và cuối: Thai tăng trưởng quá mức dẫn đến mẹ bắt buộc sinh mổ. Điều này do vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi, chúng kích thích tuyến tuỵ làm thúc đẩy sự phát triển quá mức của bầu thai.
- Nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp do phổi chưa trưởng thành
- Vàng da sơ sinh: Với 25% các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng tăng phá huỷ hemoglobin, tăng bilirubin huyết tương gây nên vàng da ở trẻ.
- Hạ đường huyết sơ sinh, tăng nguy cơ béo phì ở trẻ và tiểu đường trong tương lai
- Nghiêm trọng hơn nhiều em bé khi sinh ra đã tử vong ngay hoặc có thể bị rối loạn tâm thần, khả năng vận động suy giảm nặng nề.
- Tăng hồng cầu là tình trạng thông thường ở trẻ sơ sinh khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

3.3 Nguy cơ lâu dài cho mẹ và bé
Nhiều sản phụ nghĩ rằng tiểu đường thai kỳ chỉ kéo dài trong giai đoạn mang thai và sẽ tự hết sau sinh. Thực tế cho thấy rằng, nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể để lại hậu quả lâu dài cho mẹ và bé.
Mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 về sau, lặp đi lặp lại tình trạng bệnh lý này trong thai kỳ ở những lần mang thai kế tiếp. Bên cạnh đó, nguy cơ suy yếu thai cao gấp 4 lần và dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
Đối với trẻ sẽ tiềm ẩn những vấn đề chuyển hoá khi trưởng thành như: Hạ canxi máu do suy cận giáp trạng chức năng, chứng đa hồng cầu do giảm oxy máu. Nặng nề hơn nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp thậm chí là rối loạn tâm thần.
4. Chẩn đoán và kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Chắc hẳn khi đọc đến đây bạn đã hiểu rõ tiểu đường thai kỳ là gì? Dù là bệnh lý nghiêm trọng, nguy hại đến thai nhi thì làm thế nào để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ? Những biện pháp nào giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả?
4.1 Cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai. Do đó, cần làm các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán bệnh trước đó. Đối với những phụ nữ có tiền sử bệnh thì nên xét nghiệm để phát hiện sự phát triển tiểu đường thai kỳ mỗi 3 năm/1 lần.
Tại Bệnh viện FV cung cấp dịch vụ xét nghiệm và tầm soát tiểu đường thai kỳ chính xác và hiện đại. Khi chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ được bác sĩ chuyên Khoa Sản tư vấn, hỗ trợ quản lý và điều trị để duy trì ở mức an toàn, bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé.
4.2 Phương pháp kiểm soát bệnh
Khi mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra chiến lược điều trị cho thai phụ để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Điều chỉnh chế độ ăn uống là phương pháp được áp dụng cho tất cả thai phụ khi mắc bệnh. Cụ thể như sau:
- Chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày bằng 3 bữa ăn chính nhỏ và 2 bữa ăn nhẹ, ăn cùng thời điểm trong ngày.
- Chế độ ăn đáp ứng theo tỷ lệ carbohydrate, protein. Bệnh nhân nên hạn chế hấp thụ chất béo dưới 40% lượng calo mỗi ngày.
- Tiểu đường thai kỳ cần sử dụng loại thực phẩm có chỉ số đường thấp, ưu tiên như: Gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
- Bệnh nhân không nên dùng đường tinh luyện. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé.
- Hạn chế thực phẩm liên quan tới bánh, kẹo, mứt, chè, kem dễ tăng nhanh đường huyết.
- Tập luyện nhẹ nhàng với 30 phút mỗi ngày bằng những động tác có cường độ nhẹ như: Đi bộ, bơi lội…
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh stress.

Trường hợp không dùng thuốc kiểm soát đường huyết không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chiến lược điều trị khác. Sử dụng insulin khi cần thiết cho thai phụ dưới sự giám sát của đội ngũ bác sĩ.
5. Vì sao Bệnh viện FV là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây nguy hiểm cần được phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Vậy lý do nào Bệnh viện FV là lựa chọn hàng đầu để giúp thai phụ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
5.1 Hệ thống xét nghiệm hiện đại, chẩn đoán chính xác
Bệnh viện FV tự hào sở hữu trang thiết bị xét nghiệm đường huyết hiện đại. Hệ thống cho phép phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ, đảm bảo can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tiết và sản khoa phối hợp chặt chẽ trong quá trình theo dõi sẽ mang đến sự chăm sóc toàn diện, an toàn cho mẹ và bé.

5.2 Phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé
Tại Bệnh viện FV, mỗi sản phụ đều được xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt, phù hợp với sức khoẻ và mức độ tiểu đường thai kỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ trực tiếp tư vấn chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.
Đồng thời, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn các bài tập thể chất phù hợp kết hợp quá trình theo dõi đường huyết chặt chẽ đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, Bệnh viện FV áp dụng phương pháp điều trị tiên tiến, ưu tiên kiểm soát đường huyết mà không dùng insulin. Trong trường hợp cần thiết, việc sử dụng insulin sẽ được chỉ định một cách an toàn, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoẻ, bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé.
5.3 Dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói – Thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở như đi nghỉ dưỡng
Bệnh viện FV mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm thai kỳ an toàn và thoải mái nhất với dịch vụ chăm sóc trọn gói. Chương trình thai sản toàn diện, theo dõi kỹ càng từ lúc mang thai đến sau sinh, giúp mẹ an tâm tận hưởng hành trình làm mẹ.
Với hệ thống phòng sinh hiện đại, trang thiết bị tiên tiến và phương pháp hỗ trợ giảm đau tối ưu, quá trình sinh nở sẽ nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện FV còn hỗ trợ chăm sóc hậu sản chu đáo, đảm bảo mẹ hồi phục nhanh chóng.
5.4 Hỗ trợ bảo hiểm y tế – Chi phí hợp lý, dịch vụ đẳng cấp
Bệnh viện FV cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc thai sản chất lượng cao với chi phí hợp lý giúp mẹ bầu yên tâm điều trị không lo tài chính.
Hơn nữa, Bệnh viện FV còn áp dụng chính sách bảo hiểm y tế, đảm bảo mẹ và bé được sinh nở an toàn với chi phí hợp lý.
6. Kết luận
Thông qua những nội dung trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát kịp thời nếu phát hiện và điều trị đúng cách.
Với hệ thống xét nghiệm hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và phác đồ điều trị cá nhân hóa, Bệnh viện FV là địa chỉ tin cậy giúp mẹ bầu điều trị tiểu đường thai kỳ đảm bảo khỏe mạnh, an toàn.
TS.BS Võ Thiệu Đạt – Trưởng khoa Sản Phụ khoa, Trung tâm điều trị bệnh lý tuyến vú– Bệnh viện FV chia sẻ: “Sự đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực tại FV gần như đáp ứng trọn vẹn kỳ vọng của tôi về một đơn vị y tế theo tiêu chuẩn Pháp.”
Hãy đến Bệnh viện FV để trải nghiệm hành trình mang thai an toàn, nhẹ nhàng và đẳng cấp – nơi mẹ bầu sinh nở thoải mái như đi nghỉ dưỡng.
Cùng xem video về KHOA SẢN 5 SAO TẠI BỆNH VIỆN FV
Thông tin liên hệ Bệnh viện FV:
- Số điện thoại: (028) 35 11 33 33
- Website: https://www.fvhospital.com/vi/
Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM