Mục lục
- 1. Tổng quan về ung thư máu
- 1.1 Bệnh ung thư máu là gì?
- 1.2 Các loại ung thư máu
- 1.2.1 Bệnh bạch cầu (Leukemia)
- 1.2.2 Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)
- 1.2.3 Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
- 2. Triệu chứng ung thư máu thường gặp
- 2.1 Cơ thể mệt mỏi và suy nhược kéo dài
- 2.2 Xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng
- 2.3 Sốt kéo dài hoặc nhiễm trùng thường xuyên
- 2.4 Đau xương hoặc khớp
- 2.5 Sưng hạch bạch huyết
- 2.5 Giảm cân đột ngột không rõ lý do
- 2.6 Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- 2.7 Da nhợt nhạt hoặc vàng
- 3. Tại sao những triệu chứng này lại xảy ra?
- 3.1. Ảnh hưởng của ung thư máu đến tủy xương và hệ miễn dịch
- 3.1.1 Chèn ép và thay thế tủy xương bình thường
- 3.1.2 Làm suy yếu hệ miễn dịch
- 3.1.3 Di căn đến các cơ quan khác
- 3.2. Mối tương quan giữa triệu chứng và cơ chế bệnh lý
- 4. Các bước cần làm khi phát hiện triệu chứng
- 4.1 Đi khám sức khỏe ngay lập tức
- 4.2 Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán
- 4.3 Tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe
- 5. Cách phòng ngừa bệnh ung thư máu
- 6. Kết Luận
Các triệu chứng ung thư máu như cơ thể mệt mỏi lâu ngày, chảy máu mũi và bầm tím không rõ nguyên nhân… đều có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Ung thư máu có nhiều loại, bao gồm ung thư máu cấp tính và mãn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào máu (bạch cầu), tế bào lympho, nhiễm sắc thể và tủy xương.
Trong nội dung chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về bệnh ung thư máu là gì, các triệu chứng của ung thư máu, cách chẩn đoán ung thư máu và những việc bạn nên làm nếu nghi ngờ mắc bệnh.
1. Tổng quan về ung thư máu
So với các loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột kết, ung thư máu là căn bệnh hiếm gặp. Nguy cơ ung thư máu tăng theo tuổi tác – người lớn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nhưng đôi khi nó cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Mặt khác, ung thư máu ở nam giới thường cao hơn nữ giới, bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn bé gái. Tần suất ở các nhóm tuổi khác nhau thay đổi tùy thuộc vào loại bệnh ung thư máu.
1.1 Bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư máu là thuật ngữ chung được sử dụng cho nhiều loại bệnh ác tính của hệ thống tạo máu và bạch huyết. Điểm chung của bệnh ung thư máu là các tế bào máu trong tủy xương bị biến đổi, sau đó nhân lên không kiểm soát. Điều này dẫn đến sự gián đoạn quá trình hình thành máu theo cơ chế bình thường. Sự khác biệt giữa các loại ung thư máu nằm ở quá trình diễn biến của bệnh và các tế bào máu bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng ung thư máu cũng sẽ khác nhau.

1.2 Các loại ung thư máu
1.2.1 Bệnh bạch cầu (Leukemia)
Đây là loại ung thư máu bắt đầu trong tủy xương – nơi sản xuất các tế bào máu. Các tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng và lây lan nhanh chóng, gây cản trở sự sản xuất của các tế bào máu bình thường. Bệnh bạch cầu được phân thành nhiều loại nhỏ hơn, dựa trên tốc độ phát triển và loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng, như leukemia cấp tính và mãn tính.
1.2.2 Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)
Loại ung thư này ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần của hệ miễn dịch, bao gồm các hạch bạch huyết, lá lách và các mạch bạch huyết. Ung thư hạch bạch huyết xảy ra khi các tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu) phát triển không kiểm soát, tạo thành các khối u trong hệ bạch huyết.
1.2.3 Đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào plasma – một loại tế bào bạch cầu được tìm thấy trong tủy xương, có nhiệm vụ sản xuất kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy, các tế bào plasma ung thư tích tụ trong tủy xương và gây ra các tổn thương xương, giảm khả năng sản xuất các tế bào máu bình thường.
Triệu chứng ung thư máu xuất hiện như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại tế bào máu bị ảnh hưởng và bệnh thuộc giai đoạn là cấp tính hay mãn tính.
2. Triệu chứng ung thư máu thường gặp
Làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư máu? Trên thực tế, không có triệu chứng ung thư máu nào được phân loại cụ thể nhưng sẽ có một số dấu hiệu nhất định để chúng ta xác nhận bệnh ung thư máu. Ở bệnh ung thư máu cấp tính, các triệu chứng bắt đầu đột ngột, còn bệnh ung thư máu mãn tính thường phát triển chậm hơn.
Sau đây là một số triệu chứng ung thư máu thường gặp:
2.1 Cơ thể mệt mỏi và suy nhược kéo dài
Triệu chứng ung thư máu dễ nhận thấy nhất là người bệnh thường mệt mỏi, yếu ớt và da trở nên xanh xao. Điều này là do số lượng hồng cầu trong máu bị giảm, dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở và chóng mặt.
2.2 Xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng
Người bị ung thư máu có số lượng tiểu cầu thấp dẫn đến tình trạng dễ bị bầm tím hoặc chảy máu cam. Ví dụ: Chỉ cần một vết xước nhẹ là máu sẽ liên tục chảy trong thời gian dài và không đáp ứng với các cách xử lý vết thương thông thường.

2.3 Sốt kéo dài hoặc nhiễm trùng thường xuyên
Hệ miễn dịch suy yếu do số lượng bạch cầu bất thường tăng cao nhưng không hoạt động hiệu quả, khiến người bệnh ung thư máu dễ bị nhiễm trùng và thường xuyên bị sốt. Những triệu chứng ung thư máu này có thể lặp lại trong thời gian dài.
2.4 Đau xương hoặc khớp
Sự tích tụ của các tế bào bạch cầu bất thường trong tủy xương có thể gây ra đau nhức xương và khớp. Cơn đau thường xuất hiện ở các xương dài và khớp lớn. Người bệnh mắc phải triệu chứng ung thư máu này đa phần đều chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh xương khớp.
2.5 Sưng hạch bạch huyết
Sưng hạch bạch huyết là triệu chứng ung thư máu đặc trưng nhất. Người bệnh có thể nhận thấy hiện tượng sưng to của các hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng mà không gây đau. Điều này xảy ra do sự tích tụ của các tế bào bạch cầu trong các hạch này. Hơn nữa, người bệnh đôi khi còn kèm theo sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm.

2.5 Giảm cân đột ngột không rõ lý do
Vấn đề sụt cân không giải thích được có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, trong đó bao gồm ung thư máu do cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn để chống lại bệnh tật. Mặt khác, người bệnh ung thư máu cũng bị giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng.
2.6 Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
Dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân ung thư máu giai đoạn đầu đó là đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mà không rõ nguyên nhân. Triệu chứng ung thư máu này xảy ra là do các phản ứng của cơ thể đối với sự hiện diện của tế bào ung thư.
2.7 Da nhợt nhạt hoặc vàng
Tình trạng thiếu hồng cầu dẫn đến hiện tượng da trở nên xanh xao hoặc vàng. Ngoài ra, tiểu cầu bị giảm còn có thể gây ra các đốm xuất huyết màu đỏ hoặc đỏ tía trên da, thường xuất hiện thành đám trên ngực, lưng, mặt và cánh tay. Đây là triệu chứng ung thư máu cho thấy máu không đông và có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban.
Tất cả những dấu hiệu ung thư máu đều không cụ thể và cũng xảy ra ở những căn bệnh khác – không liên quan gì đến ung thư máu. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng ung thư máu kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi bệnh ung thư máu cấp tính xảy ra đột ngột và có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh ung thư máu được phát hiện càng sớm thì cơ hội phục hồi càng cao.
3. Tại sao những triệu chứng này lại xảy ra?
3.1. Ảnh hưởng của ung thư máu đến tủy xương và hệ miễn dịch
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL) bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất các tế bào máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi các tế bào lympho bất thường (tế bào bạch cầu ác tính) phát triển mất kiểm soát, chúng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể như:
3.1.1 Chèn ép và thay thế tủy xương bình thường
Các tế bào ung thư tăng sinh quá mức trong tủy xương làm giảm khả năng sản xuất tế bào máu khỏe mạnh. Điều này dẫn đến thiếu máu (giảm hồng cầu), dễ chảy máu (giảm tiểu cầu) và suy giảm miễn dịch (giảm bạch cầu chức năng).
3.1.2 Làm suy yếu hệ miễn dịch
Các tế bào lympho ác tính không thể thực hiện chức năng miễn dịch bình thường, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Đồng thời, chúng cũng có thể kích thích hệ miễn dịch hoạt động bất thường, gây ra các bệnh tự miễn.
3.1.3 Di căn đến các cơ quan khác
CLL có thể lan rộng ra các hạch bạch huyết, gan, lá lách và các cơ quan khác, gây sưng đau và rối loạn chức năng.
3.2. Mối tương quan giữa triệu chứng và cơ chế bệnh lý
Các triệu chứng của ung thư máu có thể được giải thích dựa trên sự xâm lấn và ảnh hưởng của các tế bào bạch cầu ác tính
Triệu chứng | Cơ chế bệnh lý |
Mệt mỏi, da xanh xao | Do thiếu máu (giảm hồng cầu) do tủy xương bị xâm lấn bởi tế bào ung thư. |
Dễ bầm tím, chảy máu kéo dài | Giảm tiểu cầu làm suy giảm khả năng đông máu. |
Nhiễm trùng thường xuyên | Tế bào bạch cầu ác tính không có khả năng chống nhiễm trùng, làm suy giảm miễn dịch. |
Sưng hạch bạch huyết | Tế bào ung thư tích tụ trong hạch bạch huyết, làm hạch to lên gây nên triệu chứng ung thư máu dễ nhận biết. |
Đổ mồ hôi ban đêm, sốt kéo dài | Hoạt động bất thường của hệ miễn dịch và sự phóng thích các chất gây viêm từ tế bào ung thư. |
Sụt cân không rõ nguyên nhân | Cơ thể tiêu hao năng lượng do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch và tế bào ung thư. |
Đau bụng, chướng bụng | Lá lách và gan to do sự tích tụ của tế bào ung thư. |
Những triệu chứng ung thư máu phản ánh sự rối loạn nghiêm trọng trong quá trình sản xuất và hoạt động của các tế bào máu, cho thấy mức độ ảnh hưởng của tế bào đến toàn bộ cơ thể.
4. Các bước cần làm khi phát hiện triệu chứng
4.1 Đi khám sức khỏe ngay lập tức
Nếu nghi ngờ mắc ung thư máu, bạn cần phải đến ngay bệnh viện khám tầm soát ung thư để đánh giá chính xác các triệu chứng và nguyên nhân ung thư. Thông qua nhiều quy trình chẩn đoán bệnh ung thư máu, các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ung thư máu và đưa ra chẩn đoán, điều trị bệnh nếu có. Trong đó, các tế bào lympho, nhiễm sắc thể và gen gây ung thư là những yếu tố thường được xem xét.
4.2 Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán
Nếu có dấu hiệu của bệnh ung thư máu hoặc triệu chứng ung thư máu, quy trình chẩn đoán sẽ được đưa ra bằng cách kiểm tra chi tiết các tế bào máu và các tế bào tiền thân tạo máu trong tủy xương. Theo cách này, loại và giai đoạn của bệnh ung thư máu có thể được xác định chính xác. Từ đó, xây dựng phương pháp điều trị bệnh ung thư máu mang lại hiệu quả cao nhất.
Cụ thể, để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư máu, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau:
- Tiền sử bệnh và khám lâm sàng: Bước đầu tiên trong chẩn đoán bao gồm tiền sử bệnh và khám lâm sàng để xác định các triệu chứng và những dấu hiệu bất thường.
- Xét nghiệm máu: Sử dụng công thức máu toàn phần (CBC) để kiểm tra số lượng tế bào máu (bạch cầu) và đặc tính của chúng, cũng như các tế bào tiền thân tạo máu.
- Sinh thiết tủy xương: Trong quá trình sinh thiết tủy xương, bác sĩ điều trị sẽ lấy mô tủy xương để xác nhận chẩn đoán bệnh bạch cầu và xác định loại bệnh hiện có.
- Các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh: Các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp X-quang, siêu âm và chụp CT. Những thủ thuật này có thể giúp đánh giá mức độ lây lan của bệnh.
- Xét nghiệm di truyền phân tử: Cuối cùng, xét nghiệm di truyền phân tử có thể giúp xác định những thay đổi về di truyền và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
4.3 Tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe
Những triệu chứng ung thư máu nêu trên có thể khác nhau về mức độ và tần suất giữa các bệnh nhân. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên chủ động khám sàng lọc ung thư định kỳ, theo dõi sức khỏe mỗi ngày cũng như có lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng.
5. Cách phòng ngừa bệnh ung thư máu
Giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh một số nguyên nhân gây ung thư máu như:
- Khói thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư máu.
- Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc với các hóa chất như benzen – thường gặp trong môi trường công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Lối sống không lành mạnh: Thiếu hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến béo phì, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư.
- Bỏ qua việc khám sức khỏe: Kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư máu.
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và bức xạ: Nên tránh tiếp xúc với bức xạ UV cao và bức xạ không cần thiết từ hình ảnh y tế.
Đặc biệt, thực hiện tầm soát ung thư định kỳ nếu thuộc nhóm nguy cơ cao.
6. Kết Luận
Ung thư máu bao gồm nhiều dạng khác nhau, nhưng nhìn chung, các triệu chứng thường không đặc hiệu và có thể xuất hiện âm thầm, tiến triển theo thời gian. Đáng lưu tâm nhất là triệu chứng ung thư máu có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác, vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên điều trị ung thư để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Tại Trung tâm Điều trị ung thư Hy Vọng của Bệnh viện FV, bệnh nhân có thể tìm thấy nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư máu hiệu quả. Các chuyên gia và bác sĩ Bệnh viện FV sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị ung thư hiện đại nhất. Bệnh nhân sẽ được điều trị phù hợp với từng loại ung thư, giai đoạn ung thư và tình trạng thể chất của mình. Hơn nữa, định hướng điều trị đa mô thức và cá thể hóa luôn được Bệnh viện FV ưu tiên, có sự trao đổi thường xuyên giữa các chuyên khoa khác nhau trong suốt quá trình điều trị để bệnh nhân có thể nhận được phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả và tối ưu chi phí.
Mục tiêu của Bệnh viện FV là giúp bệnh nhân lấy lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. Do đó, đội ngũ y bác sĩ luôn kết hợp nhiều phương án điều trị bệnh ung thư máu khác nhau và rất riêng biệt, bao gồm:
- Liệu pháp tinh khiết với viên thuốc
- Hóa trị phức hợp (nếu cần kết hợp với xạ trị)
- Liệu pháp liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc – cả tế bào gốc tự thân (của chính bệnh nhân) hoặc tế bào gốc đồng loài (lấy từ người hiến tặng)
- Thuốc hỗ trợ như thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, dịch truyền bảo vệ xương và các chất kích thích hình thành máu
Yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi bệnh ung thư máu đó là khám tầm soát ung thư định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện triệu chứng ung thư máu. Nhiều trường hợp ung thư máu có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời.

Bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng đã luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện sớm ung thư. Bà bày tỏ sự đau lòng khi chứng kiến nhiều bệnh nhân chỉ còn khoảng 20% cơ hội chữa khỏi do đến khám ở giai đoạn muộn. Điều này cho thấy việc tầm soát và chẩn đoán sớm có vai trò quyết định trong hiệu quả điều trị ung thư.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng ung thư máu như mệt mỏi kéo dài, da xanh xao, sốt không rõ nguyên nhân, dễ bầm tím hay sưng hạch bạch huyết – xin đừng chần chừ! Hãy đến ngay Bệnh viện FV để được tư vấn và tầm soát.
- Số điện thoại: (028) 54 11 33 33
- Website: https://www.fvhospital.com/vi/
Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM