Mục lục
- 1. U ác tính là gì? “Ung thư ác tính” có phải là một thuật ngữ chính xác không?
- 1.1 Khối u lành tính
- 1.2 Khối u ác tính
- 1.3 “Ung thư ác tính” có phải là thuật ngữ đúng?
- 1.4 Những quan niệm sai lầm phổ biến về khối u
- 2. Đặc điểm của khối u ác tính
- 3. Nguyên nhân ung thư
- 4. Các loại ung thư phổ biến
- 5. Ung thư có chữa khỏi hoàn toàn được không?
- 6. Phương pháp điều trị ung thư
- 7. Tiên lượng và tỷ lệ sống sót
- 8. Cách phòng ngừa ung thư
- 9. Các câu hỏi thường gặp về ung thư
- 9.1 Làm thế nào để biết mình có bị ung thư?
- 9.2 Phát hiện ung thư ở giai đoạn nào có thể chữa khỏi hoàn toàn?
- 9.3 Ung thư có di truyền không?
- 9.4 Điều trị ung thư có đau đớn không?
- 10. Kết luận: Hiểu đúng và hành động kịp thời với ung thư
Khi nói đến thuật ngữ y khoa, nhiều người cảm thấy bối rối vì không biết sự khác biệt giữa u ác tính và ung thư ác tính là gì. Những thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng điều quan trọng là phải hiểu đúng ý nghĩa của chúng để tránh hiểu lầm và đảm bảo giao tiếp rõ ràng với bác sĩ điều trị. Bài viết này sẽ làm rõ những thuật ngữ về u ác tính, u lành tính và xác định lại ung thư ác tính có phải là một thuật ngữ chính xác không?
1. U ác tính là gì? “Ung thư ác tính” có phải là một thuật ngữ chính xác không?
Hiểu được thuật ngữ liên quan đến khối u là rất quan trọng đối với bệnh nhân khi tìm kiếm thông tin về sức khỏe. Một quan niệm sai lầm phổ biến mà nhiều người hay gặp phải khi tìm kiếm thông tin về ung thư hay khối u đó là thuật ngữ: ung thư ác tính là gì.
Trong một số thông tin chia sẻ dưới đây sẽ làm rõ rằng các thuật ngữ đúng trong y khoa đó là “khối u ác tính” và “khối u lành tính”. Sự khác biệt này giúp mô tả chính xác bản chất của các khối u khác nhau trong cơ thể.

1.1 Khối u lành tính
Khối u lành tính là khối u không phải ung thư. Chúng vẫn ở vị trí cố định, không xâm lấn các mô xung quanh và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, khối u lành tính phát triển chậm và có ranh giới rõ ràng. Mặc dù chúng thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng kích thước và vị trí của chúng đôi khi có thể gây ra các biến chứng bằng cách đè lên các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận. Ví dụ, một khối u lành tính lớn gần khí quản có thể dẫn đến khó thở.
1.2 Khối u ác tính
Khối u ác tính chính là ung thư. Chúng bao gồm các tế bào phát triển không kiểm soát được, xâm lấn các mô gần đó và có khả năng lan rộng (di căn) đến các bộ phận xa của cơ thể thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết. Bản chất nguy hiểm này khiến khối u ác tính trở nên nghiêm trọng hơn và thường đòi hỏi phải điều trị toàn diện, bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Cũng chính vì khối u ác tính dẫn đến ung thư nên nhiều người thường thuận miệng gọi là: ung thư ác tính. Từ đó, khi tìm hiểu về khối u hoặc ung thư, số lượt tìm kiếm về: ung thư ác tính là gì thường chiếm tỷ lệ cao.
1.3 “Ung thư ác tính” có phải là thuật ngữ đúng?
Việc tìm kiếm thuật ngữ: ung thư ác tính là gì thực chất khá dư thừa bởi “u ác tính” vốn đã có nghĩa là ung thư. Do đó, khi nói: Ung thư ác tính cũng giống như đang nói về ung thư nói chung và điều này là không cần thiết và không chính xác trong thuật ngữ y khoa. Thay vào đó, các thuật ngữ chính xác cần sử dụng là:
- Khối u ác tính dùng cho các khối u ung thư.
- Khối u lành tính đối với các khối u không phải ung thư.
Việc hiểu thuật ngữ này rất quan trọng để giao tiếp rõ ràng giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị, đảm bảo rằng các cuộc thảo luận về chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư đều dựa trên thông tin chính xác.
1.4 Những quan niệm sai lầm phổ biến về khối u
Một quan niệm sai lầm phổ biến là nhiều người thường tìm kiếm thông tin: ung thư ác tính là gì – ám chỉ đây là dạng ung thư nghiêm trọng hơn hoặc tiến triển hơn so với khối u ác tính. Điều này không đúng. Theo định nghĩa, tất cả các khối u ác tính đều là ung thư và mức độ nghiêm trọng của ung thư phụ thuộc vào các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn và vị trí của khối u, chứ không phải thuật ngữ được sử dụng.
Bằng cách phân biệt giữa khối u lành tính, u ác tính (ung thư), bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về chẩn đoán của mình và những tác động đối với sức khỏe của họ, dẫn đến các quyết định sáng suốt hơn trong quá trình điều trị.
2. Đặc điểm của khối u ác tính
- Tăng trưởng không kiểm soát: Phân chia nhanh chóng, không tuân theo cơ chế tự nhiên.
- Xâm lấn mô: Làm tổn thương cơ quan lân cận.
- Di căn: Lan đến các bộ phận xa qua hệ bạch huyết hoặc máu.
- Triệu chứng toàn thân: Sụt cân, mệt mỏi, đau kéo dài.
3. Nguyên nhân ung thư
- Yếu tố di truyền: Gen đột biến (BRCA1, BRCA2).
- Môi trường và lối sống: Hút thuốc lá, tiêu thụ rượu bia. Tiếp xúc hóa chất độc hại, tia UV, hoặc bức xạ ion hóa.
- Nhiễm trùng mạn tính: Virus HPV, viêm gan B/C, vi khuẩn H. pylori.
- Rối loạn nội tiết: Ảnh hưởng từ hormone hoặc sự thay đổi cơ thể.
4. Các loại ung thư phổ biến
Song song với việc tìm hiểu về ung thư ác tính là gì (mặc dù đây là thuật ngữ chưa chính xác trong y khoa) thì nhiều người cũng muốn cập nhật thông tin các loại ung thư phổ biến hiện nay. Dưới đây là liệt kê những loại ung thư thường gặp.
- Ung thư phổi
- Ung thư vú
- Ung thư dạ dày
- Ung thư gan
- Ung thư tuyến giáp
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư da
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư vòm họng
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư cổ tử cung
… và một số loại ung thư khác khi xuất hiện tế bào ung thư hay các khối u ác tính
Để có thể nắm rõ hơn về các loại ung thư và nguyên nhân gây ung thư, bạn hãy dành thời gian tham khảo thêm bài viết: Các Loại Ung Thư Hiện Nay Và Nguyên Nhân Ung Thư Theo Từng Loại
5. Ung thư có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Trong quá trình tìm kiếm từ khóa: ung thư ác tính là gì thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn hay không, đây là một câu hỏi phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm loại ung thư và giai đoạn ung thư, các phương pháp điều trị khả dụng và đặc điểm của từng bệnh nhân.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chữa khỏi ung thư có nghĩa là tế bào ung thư, các khối u ác tính đã được loại bỏ, không cần điều trị thêm nữa và không có khả năng tái phát. Tuy nhiên, hiếm khi bác sĩ khẳng định chắc chắn rằng ung thư sẽ không bao giờ quay trở lại. Thay vào đó, họ thường đề cập đến trạng thái thuyên giảm – khi các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư giảm hoặc không phát hiện được. Thuyên giảm hoàn toàn có nghĩa là tất cả các dấu hiệu của ung thư đã biến mất, trong khi thuyên giảm một phần cho thấy sự hiện diện ung thư chỉ ở mức thuyên giảm đáng kể.
Khả năng chữa khỏi cao hơn khi ung thư được phát hiện sớm. Các bệnh viện lớn trên thế giới đánh giá rằng ung thư giai đoạn đầu có thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị hiệu quả, mang lại cơ hội chữa khỏi tốt nhất. Việc sàng lọc thường xuyên rất quan trọng để phát hiện sớm và thậm chí có thể ngăn ngừa một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư đại tràng và ung thư vú.

Mặc dù điều trị ung thư có thể thành công và giúp bệnh thuyên giảm trong thời gian dài, nhưng một số tế bào ung thư có thể vẫn nằm im trong cơ thể sau nhiều năm gây ra nguy cơ tái phát. Do đó, việc theo dõi liên tục và tái khám định kỳ là điều cần thiết.
Tóm lại, mặc dù một số loại ung thư có thể được điều trị hiệu quả và bệnh nhân có thể sống lâu, khỏe mạnh sau khi điều trị, nhưng thuật ngữ “chữa khỏi” được sử dụng thận trọng trong cộng đồng y tế. Khả năng các tế bào ung thư nằm im gây tái phát rất cao nếu người bệnh không duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phát hiện sớm thông qua khám tầm soát ung thư định kỳ hay sàng lọc thường xuyên vẫn là yếu tố quan trọng để cải thiện cơ hội điều trị thành công và khả năng chữa khỏi ung thư.
6. Phương pháp điều trị ung thư
Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư thường được các bệnh viện chuyên điều trị ung thư áp dụng đó là:
- Phẫu thuật: Loại bỏ khối u và các mô xung quanh.
- Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia bức xạ.
- Hóa trị: Dùng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Can thiệp vào gen hoặc protein gây ung thư.
Tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị ung thư qua bài viết: Nhận biết tế bào ung thư – Cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển
7. Tiên lượng và tỷ lệ sống sót
Tiên lượng và tỷ lệ sống sót sau khi điều trị ung thư thay đổi đáng kể dựa trên các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn chẩn đoán, độ tuổi của bệnh nhân và sức khỏe tổng thể. Tỷ lệ sống thường được thể hiện dưới dạng phần trăm bệnh nhân sống trong một khoảng thời gian cụ thể sau khi chẩn đoán, thường là năm năm. Ví dụ, tỷ lệ sống sau năm năm đối với ung thư bàng quang là khoảng 77%, cho thấy 77 trong số 100 cá nhân được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang vẫn còn sống sau năm năm kể từ khi được chẩn đoán.
Những tiến bộ trong điều trị ung thư đã cải thiện tỷ lệ sống sót trong những năm qua. Dữ liệu từ NHS England cho thấy tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với tất cả bệnh nhân ung thư được chẩn đoán vào năm 2016 là 55,7%, đánh dấu mức tăng 7,8 phần trăm kể từ năm 2005.
Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sẽ khác nhau giữa các loại ung thư. Các loại ung thư như ung thư tuyến tụy, não và gan có tỷ lệ sống sót sau năm năm thấp hơn – lần lượt là 8,3%, 12,9% và 13,4%. Trong khi đó, ung thư tinh hoàn, ung thư hắc tố da và ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ cao hơn lần lượt là 93,5%, 92,6% và 88,5%.
Khám tầm soát ung thư để phát hiện sớm khối u ác tính đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng. Ví dụ, có tới 10% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu sẽ không còn bệnh sau khi điều trị.
Ngược lại, các loại ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển thường có tiên lượng xấu hơn do hạn chế trong các phương pháp điều trị và khả năng di căn sang các cơ quan khác cũng sẽ cao hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót dựa trên các nghiên cứu về dân số lớn và có thể không dự đoán được kết quả của từng cá nhân. Các yếu tố như tiến bộ trong điều trị, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phản ứng của từng cá nhân đối với liệu pháp có thể ảnh hưởng đến tiên lượng cá nhân. Do đó, bệnh nhân nên trao đổi về trường hợp cụ thể của mình với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tiên lượng của mình.
Tóm lại, tỷ lệ sống sót cung cấp cái nhìn tổng quan, còn tiên lượng của từng cá nhân có thể khác nhau. Những tiến bộ liên tục trong nghiên cứu ung thư và phương pháp điều trị cá nhân hóa đang mang lại hy vọng cải thiện kết quả cho nhiều bệnh nhân.
8. Cách phòng ngừa ung thư
Phòng ngừa ung thư bao gồm việc áp dụng kết hợp các thay đổi lối sống và biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Sau đây là một số cách phòng ngừa ung thư được tổ chức y tế toàn cầu khuyến nghị:
Lối sống lành mạnh:
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Chế độ ăn uống cân bằng, giàu rau xanh và trái cây.
Hãy cập nhật thêm thông tin qua nội dung chia sẻ: 8 thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư
Giảm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ:
- Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại.
- Bảo vệ da khỏi tia UV bằng kem chống nắng.
Tầm soát ung thư định kỳ:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm.
- Tiêm phòng HPV và viêm gan B để ngăn ngừa ung thư liên quan.
Thông tin “Khám tầm soát ung thư – Ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn” sẽ hữu ích với bạn!
9. Các câu hỏi thường gặp về ung thư
9.1 Làm thế nào để biết mình có bị ung thư?
Các triệu chứng ung thư khác nhau tùy thuộc vào loại và vị trí, nhưng các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi dai dẳng
- Khối u hoặc sưng không biến mất
- Những thay đổi trên da, chẳng hạn như nốt ruồi hoặc tổn thương bất thường
- Ho dai dẳng hoặc khàn giọng
- Những thay đổi trong thói quen đại tiện hoặc tiểu tiện
Điều quan trọng cần lưu ý là những triệu chứng này cũng có thể do các tình trạng không phải ung thư gây ra. Việc sàng lọc thường xuyên và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các triệu chứng dai dẳng hoặc bất thường là điều cần thiết để phát hiện sớm.
9.2 Phát hiện ung thư ở giai đoạn nào có thể chữa khỏi hoàn toàn?
Ung thư có nhiều khả năng được chữa khỏi nhất khi được phát hiện ở giai đoạn đầu (Giai đoạn 0 hoặc 1), trước khi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ:
- Ung thư giai đoạn 0 (tại chỗ) có khả năng chữa khỏi cao bằng phương pháp điều trị tại chỗ.
- Ung thư giai đoạn 1 chưa di căn sâu vào các mô lân cận và thường đáp ứng tốt với phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ nghiêm trọng của ung thư. Phát hiện sớm thông qua sàng lọc ung thư giúp cải thiện đáng kể cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.
9.3 Ung thư có di truyền không?
Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt có thể có yếu tố di truyền do đột biến gen được truyền trong gia đình (ví dụ: gen BRCA1/BRCA2).
Tuy nhiên, chỉ có 5 – 10% trong số tất cả các loại ung thư là di truyền, còn lại thì hầu hết các loại ung thư là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc ung thư, phương pháp xét nghiệm gen có thể giúp đánh giá nguy cơ của bạn.
Câu trả lời chi tiết cho thắc mắc này được giải đáp trong bài chia sẻ: Sự thật về ung thư: Ung thư có di truyền không?
9.4 Điều trị ung thư có đau đớn không?
Các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị đôi khi có thể gây khó chịu hoặc tác dụng phụ, nhưng các kỹ thuật kiểm soát cơn đau hiện đại sẽ giúp giảm thiểu cơn đau. Ví dụ:
- Phẫu thuật có thể gây đau sau phẫu thuật, nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc.
- Hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn hoặc kích ứng da, nhưng chăm sóc hỗ trợ có thể làm giảm khó chịu.
10. Kết luận: Hiểu đúng và hành động kịp thời với ung thư
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu đúng về thuật ngữ u ác tính và ung thư ác tính là gì. Hãy nhớ rằng, “ung thư ác tính” không phải là thuật ngữ chính xác trong y khoa.
Hiểu thuật ngữ y khoa liên quan đến khối u ác tính và ung thư là rất quan trọng để giao tiếp chính xác và đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Khối u ác tính là khối tế bào bất thường có thể xâm lấn các mô lân cận và lan sang các bộ phận khác của cơ thể – một quá trình được gọi là di căn. Trong thuật ngữ y khoa, thuật ngữ “ác tính” đồng nghĩa với ung thư. Do đó, theo định nghĩa, khối u ác tính là ung thư.
Phát hiện sớm khối u ác tính giúp tăng cường đáng kể hiệu quả điều trị và tăng khả năng tiên lượng thuận lợi. Khám tầm soát ung thư thường xuyên rất quan trọng để phát hiện sớm, ngay cả trước khi các triệu chứng biểu hiện. Bệnh viện FV cung cấp các chương trình tầm soát ung thư toàn diện được thiết kế riêng để phát hiện nhiều loại ung thư khác nhau ở giai đoạn đầu. Ví dụ, Chương trình tầm soát ung thư vú bao gồm chụp nhũ ảnh và tư vấn với bác sĩ phụ khoa, được thiết kế cụ thể cho phụ nữ trên 40 tuổi.
Ngoài ra, Bệnh viện FV còn cung cấp các chương trình tầm soát chuyên biệt cho các loại ung thư khác, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt và phổi. Ví dụ, Sàng lọc ung thư phổi của Bệnh viện FV sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) liều thấp để phát hiện sớm ung thư phổi, điều này rất quan trọng đối với kết quả điều trị thành công.

Bằng cách hiểu thuật ngữ liên quan đến khối u ác tính và chủ động tham gia sàng lọc ung thư thường xuyên tại các bệnh viện uy tín như Bệnh viện FV, mọi người có thể hành động kịp thời chống lại ung thư.
Bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng tại Bệnh viện FV, chia sẻ: “Có đến 90% trường hợp mắc ung thư được chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên.”
Việc tham gia các chương trình tầm soát ung thư định kỳ tại Bệnh viện FV không chỉ giúp phát hiện sớm các khối u ác tính mà còn tạo điều kiện cho việc điều trị hiệu quả hơn, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Để đặt lịch khám tầm soát ung thư chuẩn Quốc tế tại Bệnh viện FV, hãy liên hệ ngay:
- Số điện thoại: (028) 54 11 33 33
- Website: https://www.fvhospital.com/vi/
Địa chỉ Bệnh viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), Q7, Tp HCM