Tin tức

40% Bệnh nhân tim mạch bị hẹp van tim, bạn có biết điều đó?

Hẹp van tim 2 lá là bệnh tim thường gặp, theo một số nghiên cứu chiếm tới 40% tổng số bệnh nhân có bệnh hẹp van tim. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều thiếu hiểu biết về căn bệnh này nên có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Hẹp van 2 lá là tình trạng van 2 lá (ngăn cách giữa 2 buồng tim bên trái) không thể mở rộng đủ để máu đi qua như người bình thường. Van 2 lá hẹp khiến lượng máu giàu oxy về tâm thất trái bị giảm bớt, dẫn tới các mô và các cơ quan khác trong cơ thể không có đủ oxy và các chất dinh dưỡng để hoạt động và ứ máu ở phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác như:  lọan nhịp tim, suy tim , phù phổi cấp, tắc mạch gây đột quỵ….

Khi có những triệu chứng thường gặp như: mệt mỏi, hồi hộp , khó thở khi gắng sức hoặc đột ngột đột quy, hãy đến ngay Bệnh viện FV để được khám và tư vấn tận tình. Bác sỹ sẽ hỏi người bệnh về các dấu hiệu và triệu chứng mà họ gặp phải, sau đó, nghe tim người bệnh bằng ống nghe để phát hiện tiếng thổi tim nếu có.

Các xét nghiệm bổ sung dưới đây sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán hẹp van 2 lá chính xác hơn: Đo điện tâm đồ, chụp X – quang ngực, siêu âm tim Doppler màu , siêu âm  qua thực quản.Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Hiện nay, có các phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh hẹp van tim 2 lá đơn thuần này là điều trị bằng thuốc, nong van 2 lá qua da và điều trị bằng phẫu thuật.  Vậy phương pháp điều trị nào là tối ưu?  Làm sao để điều trị hẹp van tim 2 lá, phòng tránh được các biến chứng như  rối loạn nhịp tim, suy tim ,tắc mạch gây đột quỵ ?

Nhằm trả lời cho các câu hỏi nêu trên, Bệnh viện FV có tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về: “  Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hẹp van tim 2 lá. Phòng ngừa  biện chứng” và giải đáp thắc mắc của bệnh nhân.

Vào lúc 14g30-16g00, thứ  ba ngày 19 –12 – 2017 tại hội trường lầu 3 bệnh viện FV số 6 đường Nguyễn Lương Bằng. Buổi nói chuyện chuyên đề sẽ được chia sẻ bởi  Bác sĩ  Dương Thúy Liên , khoa Tim Mạch – Bệnh viện FV.
Zalo
Facebook messenger