Tin tức

Điều trị Bàn chân bẹt bằng Implant tại Bệnh viện FV

Cô H.C – 62 tuổi sống tại TP.HCM đến khoa Chấn thương Chỉnh hình FV khám trong tình trạng chân đau nhức và đi lại khó khăn. Theo lời kể thì cô bị đau bàn chân và cổ chân trái nhiều năm, thời gian gần đây thì tần suất và cường độ đau tăng dần khiến cô đi lại khó khăn và phải gác bỏ sở thích chơi tennis của mình. Sau khi được bác sĩ Lê Trọng Phát – Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình FV khám và chẩn đoán bằng hình ảnh thì phát hiện cô mắc chứng bàn chân bẹt. Xem xét và cân nhắc phương pháp điều trị tối ưu, bác sĩ Phát quyết định tiểu phẫu để chỉnh trục bàn chân và đặt vào một trụ implant có tên HyProCure, là một ống titan nhỏ được đưa vào xoang tarsi để cố định bàn chân phẳng, giữ xoang tarsi ở vị trí mở ổn định. Điều này giúp giữ cho xương mắt cá chân của bệnh nhân không trượt về phía trước hay vượt ra khỏi xương gót chân và bàn chân có vòm trở lại. Thủ thuật chỉ mất thời gian khoảng 15 phút và bệnh nhân chỉ nằm viện 2 ngày để theo dõi.

Sau điều trị 2 tuần và quay trở lại tái khám, cô H.C cho biết, “Bàn chân của cô giờ đây đỡ đau hơn rất nhiều và không còn phải chịu cảnh đi khập khiễng nữa. Cô hi vọng sau một thời gian nữa cô sẽ được trở lại với bộ môn thể thao tennis yêu thích. Trước đây, cô từng thăm khám tại nhiều bệnh viện lớn và được đề nghị thay khớp nhưng cô còn phân vân. Nhờ được bạn bè giới thiệu bác sĩ Lê Trọng Phát đang công tác tại Bệnh viện FV nên cô muốn đến khám thử xem có giải pháp nào tốt hơn cho bệnh tình của mình không. Quả nhiên không thất vọng, bây giờ chân cô đỡ hơn hẳn mà không cần phải thay khớp, cô rất cảm ơn bác sĩ Phát cũng như đội ngũ nhân viên Bệnh viện FV từ khâu thăm khám, phẫu thuật đến hậu phẫu đều khiến cô rất hài lòng”.

Theo lời kể thì cô bị đau bàn và cổ chân trái nhiều năm và thời gian gần đây thì tần suất và cường độ đau tăng dần.

Dị tật bàn chân bẹt:

Bàn chân bình thường có phần lòng bàn chân lõm vào để tạo thành vòm giúp chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Tuy nhiên, với những người mắc dị tật bàn chân bẹt thì bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường, do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng, làm cho gần như toàn bộ gan bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Những người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (vòm) có khuynh hướng áp sát xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài. Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động, khi chạm chân xuống đất, cùng lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng, tác động không tốt đến khả năng chạy nhảy. Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp gối cũng xoay và lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối sớm.

Đối với trẻ em, bàn chân trẻ sinh ra đều không có vòm và khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân mới bắt đầu được hình thành. Từ 3 tuổi trở lên, vòm bàn chân sẽ ngày càng được định hình rõ hơn. Nếu sau 5 tuổi mà ba mẹ vẫn thấy bàn chân trẻ phẳng lì, trẻ khó khăn trong việc di chuyển, chạy nhảy, ba mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện triệu chứng đặc thù như:

  • Lòng bàn chân trẻ không có hình vòm như bình thường
  • Trẻ dễ bị té ngã, tỏ ra vụng về trong việc chạy nhảy, chơi thể thao hơn các bạn đồng lứa khác.
  • Khi di chuyển, ba mẹ dễ dàng nhận thấy chân trẻ có dấu hiệu biến dạng, nghiêng vào trong.
  • Bé thường xuyên nói với ba mẹ về cảm giác đau ở bàn chân, mắt cá chân hay đầu gối.

Dị tật bàn chân bẹt thì bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường, do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng

Trẻ dễ bị té ngã, tỏ ra vụng về trong việc chạy nhảy, chơi thể thao

Theo bác sĩ Lê Trọng Phát – trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của bệnh viện FV, vấn đề bàn chân bẹt nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến viêm gân vùng cổ chân, viêm cân gan chân, gây gai gót chân. Sự lệch trục cơ thể cũng có thể ảnh hưởng lâu dài lên tới khớp gối, khớp háng, lưng và cổ… và hiện tại, thủ thuật đặt implant titan để điều trị bàn chân bẹt ở Việt Nam chỉ mới có tại Bệnh viện FV.

Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV cung cấp các giải pháp điều trị và theo dõi tất cả các tình trạng bệnh chấn thương chỉnh hình. Khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, gồm xương, cơ, khớp và dây chằng. Tuổi tác, chấn thương, tư thế không đúng hoặc các môn thể thao va chạm mạnh có thể gây tổn thương đến những vùng này của cơ thể.

Bệnh viện FV có đội ngũ y bác sĩ đa chuyên khoa, gồm bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, điều dưỡng, các nhà sinh lý học và các chuyên gia vật lý trị liệu, sẽ giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống năng động, không đau đớn. Nhờ chú trọng vào chuyên môn, điều trị kịp thời, công nghệ và phương châm chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm, chúng tôi luôn đồng hành cùng bệnh nhân trên mỗi bước đường trong hành trình hồi phục.

Zalo
Facebook messenger