Tin tức

Rối loạn trầm cảm - Căn bệnh của xã hội hiện đại

“Bây giờ chị cảm thấy vui hơn là cầm một số tiền lớn trong tay nữa. Tinh thần thoải mái, vui vẻ thấy thích lắm” – Đây là chia sẻ của chị T.T – 38 tuổi hiện sống tại Quận 7 vừa được điều trị thành công chứng trầm cảm đeo bám suốt nhiều năm qua.

10 năm trở lại đây, chị T.T thường xuyên bị đau đầu, tinh thần kém, hay suy nghĩ tiêu cực , luôn cảm thấy bế tắc và những điều này khiến chị cảm thấy ngại giao tiếp, không muốn làm việc, luôn nghi ngờ về năng lực bản thân. Chị đi thăm khám ở nhiều bệnh viện vì chứng đau đầu, làm đủ thứ xét nghiệm và dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi. Đặc biệt gần đây, chị bị đau mắt với triệu chứng mắt bị căng khi sử dụng điện thoại và máy tính và tình hình ngày càng trầm trọng. Chị T.T đến khám tại khoa Mắt FV nhưng các bác sĩ không nhận thấy sự bất thường ở mắt nên giới thiệu chị đến khám tại khoa Tâm Thần FV. Tại đây, chị được TS.BS Ngô Tích Linh khám và chẩn đoán mắc chứng “Rối loạn Trầm cảm chủ yếu”. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn kết hợp với thuốc, bác sĩ Ngô Tích Linh đã giúp bệnh tình của chị cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 tháng. “Chị không ngờ là một viên thuốc có thể giải quyết được hết vấn đề của chị nhanh đến vậy” – chị T.T xúc động chia sẻ. Hiện tại, chị đã tìm thấy được động lực trong công việc, niềm vui trong cuộc sống bên chồng và hai con và đặc biệt, những triệu chứng đã hoàn toàn biến mất.

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, có tỉ lệ cao ở những người ly thân, thất nghiệp. Trầm cảm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn về thể chất, tinh thần và những vần đề trong cuộc sống. Bệnh nhân cần nhận được sự quan tâm của gia đình, người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, bệnh có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.

Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đó. Các triệu chứng khác cũng thường xuất hiện là rối loạn tâm thần vận động và giấc ngủ, cảm giác có tội, giảm lòng tự tin, ý tưởng và hành vi tự tử, rối loạn hệ tiêu hoá và hệ thần kinh tự động. Nếu bạn đang trải qua bất cứ triệu chứng nào trên đây lâu hơn hai tuần nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Không giống bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần là bác sĩ nội khoa đánh giá tình trạng bệnh nhân để xác định xem các triệu chứng có phải là do bệnh lý liên quan đến thể chất hay tinh thần hoặc do bệnh tâm thần nghiêm trọng gây ra. Bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc nhưng bác sĩ tâm lý thì không giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sự cân bằng và niềm vui trong cuộc sống.

Khoa Tâm thần FV cung cấp dịch vụ khám, phòng ngừa, nghiên cứu và điều trị các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm, chứng sợ hãi, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt, bệnh hoang tưởng, rối loạn ăn uống (chán ăn và ăn vô độ), nghiện ma túy và rượu, và rối loạn giấc ngủ.

Đặt hẹn khám tại Khoa Tâm thần, vui lòng liên hệ : (028) 54 11 33 33 Máy nhánh: 1541

Zalo
Facebook messenger